Trang chủ Lớp 9 SGK Lịch sử và Địa lí 9 - Kết nối tri thức Chủ đề 2: Việt Nam từ năm 1918 đến năm 1945 Trình bày nguyên nhân, diễn biến chính của phong trào cách mạng 1936-1939. Đọc kỹ phần 1,2 (SGK trang 30, 31, 32...

Trình bày nguyên nhân, diễn biến chính của phong trào cách mạng 1936-1939. Đọc kỹ phần 1,2 (SGK trang 30, 31, 32...

Đọc kĩ phần 1,2 (SGK trang 30, 31, 32, 33). Giải và trình bày phương pháp giải Câu hỏi mục 2 1 - Bài 7.Phong trào cách mạng việt nam thời kì 1930-1939 - SGK Lịch sử và Địa lí 9 Kết nối tri thức.

Trình bày nguyên nhân, diễn biến chính của phong trào cách mạng 1936-1939.

Phương pháp giải :

- Đọc kỹ phần 1,2 (SGK trang 30,31,32,33)

- So sánh phong trào đấu tranh giữa 2 giai đoạn 1930-1931 và 1936-1939 gồm kẻ thù nhiệm vụ, hình thức,phương pháp đấu tranh,lực lượng tham gia, ý nghĩa.

Lời giải chi tiết:

- Nguyên nhân của phong trào cách mạng 1936 – 1939:

+ Tháng 7/1935, Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản đã họp và chủ trương thành lập Mặt trận Nhân dân ở các nước nhằm tập hợp các lực lượng dân chủ chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh

+ Ở Việt Nam, cuối năm 1934 – 1935, các tổ chức Đảng và phong trào quần chúng dần được phục hồi

+ Tháng 7/1936, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương xác định nhiệm vụ trước mắt là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít và nguy cơ chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hoà bình

+ Hội nghị chủ trương thành lập Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương (sau đổi tên là Mặt trận Dân chủ Đông Dương)

- Diễn biến chính của phong trào cách mạng 1936 – 1939:

+ Mở đầu là phong trào Đông Dương đại hội: Quốc hội Pháp cử phái đoàn sang điều tra tình hình Đông Dương, Đảng chủ trương phát động một phong trào đấu tranh công khai, rộng lớn của quần chúng nhằm thu thập nguyện vọng của họ, tiến tới triệu tập Đông Dương đại hội

+ Đầu năm 1937, nhân dịp đón Gô-đa – phái viên của Chính phủ Pháp sang điều tra tình hình Đông Dương và Brê-vi-ệ sang nhậm chức Toàn quyền Đông Dương, nhiều cuộc mít tinh, biểu tình, đưa “dân nguyện”,... đã diễn ra

+ Phong trào đấu tranh nghị trường: mở rộng lực lượng của Mặt trận Dân chủ và vạch trần chính sách phản động của chính quyền thực dân và tay sai, bênh vực nhân dân lao động.

+ Cuối năm 1938, phong trào đấu tranh công khai bị thu hẹp dần và chấm dứt khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (9 – 1939)

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Có thể bạn chưa biêt?

Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...

Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạo

Lời chia sẻ Lớp 9

Lớp 9 - Năm cuối cấp trung học cơ sở, chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng. Những áp lực sẽ lớn nhưng hãy tin tưởng vào khả năng của bản thân và nỗ lực hết mình!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Loi Giai SGK