Trang chủ Lớp 9 SGK Khoa học tự nhiên 9 - Kết nối tri thức Chương 14. Tiến hóa Bài 50. Cơ chế tiến hóa trang 214, 215, 216 Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức: Sâu bọ rất đa dạng về hình thái và màu sắc. Nguyên nhân và cơ chế nào đã tạo nên sự đa dạng đó?...

Bài 50. Cơ chế tiến hóa trang 214, 215, 216 Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức: Sâu bọ rất đa dạng về hình thái và màu sắc. Nguyên nhân và cơ chế nào đã tạo nên sự đa dạng đó?...

Lý thuyết cơ chế tiến hóa. Phân tích và lời giải Câu hỏi trang 214: MĐ; Câu hỏi trang 215: CH 1, CH 2, CH 3; Câu hỏi trang 216: CH 1, CH 2; Câu hỏi trang 217: CH ; Câu hỏi trang 218: CH - Bài 50. Cơ chế tiến hóa trang 214, 215, 216 Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức - Chương 14. Tiến hóa. Sâu bọ rất đa dạng về hình thái và màu sắc. Nguyên nhân và cơ chế nào đã tạo nên sự đa dạng đó?...

Câu hỏi:

Câu hỏi trang 214 Mở đầu (MĐ)

Sâu bọ rất đa dạng về hình thái và màu sắc. Nguyên nhân và cơ chế nào đã tạo nên sự đa dạng đó?

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết cơ chế tiến hóa.

Lời giải chi tiết :

Do môi trường sống thay đổi và các cơ chế tiến hóa đã làm cho sâu bọ rất đa dạng về hình thái và màu sắc.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 215 Câu hỏi 1

Quan sát hình 50.1, thực hiện các yêu cầu sau:

1. Mô tả quá trình hình thành loài hươu cao cổ theo quan điểm của Lamarck.

2. Nguyên nhân nào dẫn tới hình thành loài hươu cao cổ?

image

Hướng dẫn giải :

Quan sát hình 50.1

Lời giải chi tiết :

1. Quá trình hình thành hươu cao cổ: Những con hươu cổ ngắn không ăn được lá cây, vì vậy qua thời gian dần hình thành biến đổi trên cơ thể (cổ dài) qua nhiều thế hệ hình thành hươu cao cổ.

2. Nguyên nhân: do tán cây trên cao.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 215 Câu hỏi 2

Những hạn chế trong quan điểm của Lamarck về cơ chế tiến hóa.

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết về quan điểm của Lamarck.

Lời giải chi tiết :

Hạn chế của học thuyết:

- Chưa hiểu cơ chế di truyền và nguyên nhân phát sinh biến dị.

- Chưa phân biệt được biến dị di truyền và không di truyền.

- Sinh vật không chủ động thay đổi những tập quán hoạt động của các cơ quan vì có rất nhiều dạng sinh vật bị diệt vong.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 215 Câu hỏi 3

Quan sát hình 50.2 và thực hiện các yêu cầu sau:

1. Mô tả quá trình hình thành loài hươu cao cổ theo quan điểm của Darwin.

2. Để giải thích cho sự hình thành hươu cao cổ, quan điểm của Darwin khác với quan điểm của Lamarck như thế nào?

image

Hướng dẫn giải :

Quan sát hình 50.2

Lời giải chi tiết :

1. Tổ tiên của hươu cao cổ là loài động vật bé nhỏ ăn lá non ở dưới thấp. Trong quá trình sinh sản, loài hươu có cổ ngắn này xuất hiện một số biến dị cá thể, trong đó xuất hiện con hươu cổ dài. Khi lá cây ở dưới thấp không còn, những con hươu cổ ngắn không kiếm được lá cây ăn sẽ bị tiêu diệt, hươu cổ dài ăn được lá cây trên cao sẽ sống sót nhiều hơn, phát triển ưu thế hơn, sinh sản nhiều. Loài hươu này đã chịu tác động của quy luật chọn lọc tự nhiên: vừa đào thải các biến dị bất lợi vừa tích lũy các biến dị có lợi cho sinh vật. Qua thời gian dài hình thành loài hươu cao cổ.

2. Sự khác biệt cơ bản giữa học thuyết Đacuyn với học thuyết Lamac là: Học thuyết Đacuyn đã nêu được cơ chế tiến hoá hình thành nên các loài là CLTN còn học thuyết Lamac mặc dù có thừa nhận loài có biến đổi nhưng lại không nêu được cơ chế đúng giải thích cho quá trình biến đổi của loài.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 216 Câu hỏi 1

Trình bày những hạn chế trong quan điểm của Darwin về cơ chế tiến hóa.

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết học thuyết Darwin.

Lời giải chi tiết :

Hạn chế chủ yếu trong thuyết tiến hóa của Darwin là chưa hiểu rõ nguyên nhân và cơ chế di truyền các biến dị.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 216 Câu hỏi 2

Nguồn biến dị nào là nguyên liệu chính cho tiến hóa? Tại sao?

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết nguồn biến dị di truyền của quần thể.

Lời giải chi tiết :

Nguồn biến dị di truyền là nguyên liệu chính cho tiến hóa vì quá trình phát sinh đột biến và biến dị tổ hợp đã làm cho quần thể trở thành kho dự trữ biến dị di truyền vô cùng phong phú → tạo sự đa dạng của quần thể → nguồn nguyên liệu phong phú cho tiến hóa.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 217 Câu hỏi

Xác định nhân tố tiến hóa được thể hiện trong hình 50.3a và 50.3b.

Hướng dẫn giải :

Quan sát hình 50.3

Lời giải chi tiết :

a) Di nhập gene.

b) Tự thụ phấn (giao phối không ngẫu nhiên)


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 218 Câu hỏi

1. Quan sát hình 50.4, mô tả sự hình thành các đơn vị phân loại.

2. Tiến hóa lớn diễn ra theo cơ chế nào?

image

Hướng dẫn giải :

Quan sát hình 50.4

Lời giải chi tiết :

1. Loài → Chi → Họ → Bộ → Lớp

2. Quá trình tiến hóa lớn diễn ra theo con đường phân li tính trạng: Từ một loài ban đầu, hình thành nhiều nòi khác nhau rồi đến nhiều loài khác nhau. Từ đó hình thành các đơn vị trên loài.

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay, các dụng cụ thí nghiệm như kính hiển vi, ống nghiệm, hóa chất,...

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Có thể bạn chưa biêt?

Môn Khoa Học Tự Nhiên là môn gì? Đây là môn học được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng của các môn Vật Lí, Hóa Học, Sinh Học và Khoa học Trái Đất. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là gộp các môn: Vật Lí, Hóa Học và Sinh Học ở chương trình THCS vào làm một.

Nguồn : Gia sư đất việt

Lời chia sẻ Lớp 9

Lớp 9 - Năm cuối cấp trung học cơ sở, chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng. Những áp lực sẽ lớn nhưng hãy tin tưởng vào khả năng của bản thân và nỗ lực hết mình!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Loi Giai SGK