Trang chủ Lớp 9 Soạn văn 9 Kết nối tri thức Tiếng Việt Câu 6 Sau khi đọc trang 49 Văn 9 Kết nối tri thức: Phân tích tình cảm của nhà thơ đối với tiếng Việt được thể hiện qua ba khổ thơ cuối...

Câu 6 Sau khi đọc trang 49 Văn 9 Kết nối tri thức: Phân tích tình cảm của nhà thơ đối với tiếng Việt được thể hiện qua ba khổ thơ cuối...

Đọc kĩ 3 khổ thơ cuối để phân tích tình cảm của nhà thơ. Soạn văn Câu hỏi 6 Sau khi đọc trang 49 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức - Tiếng Việt.

Phân tích tình cảm của nhà thơ đối với tiếng Việt được thể hiện qua ba khổ thơ cuối.

Phương pháp giải :

Đọc kỹ 3 khổ thơ cuối để phân tích tình cảm của nhà thơ.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Mỗi một khổ thơ là mỗi cung bậc cảm xúc khác nhau. Bằng lời thơ chân thành, nhà thơ Lưu Quang Vũ đã thể hiện niềm trân trọng, nó như lời nhắc nhở thế hệ trẻ ngôn ngữ ngàn đời của dân tộc

"Ôi tiếng Việt suốt đời tôi mắc nợ

Quên nỗi mình quên áo mặc cơm ăn

Trời xanh quá môi tôi hồi hộp quá

Tiếng Việt ơi! Tiếng Việt ân tình”

+ Từ cảm thán "ôi” vang lên như lời chân tình sâu nặng của nhà thơ. Tiếng việt là kết quả lao động vất vả của những người nhân dân. Người nhân dân đã lao động, sáng tạo, đổ biết bao mồ hôi công sức, chịu đựng bao vất vả, bao hi sinh để gìn giữ, vun đắp cho tiếng việt ngày càng giàu đẹp. Qua đó, nhà thơ đã ca ngợi sức sống mãnh liệt của con người Việt Nam, cần cù, chịu thương, chịu khó, ân tình, thủy chung son sắt. Nhà thơ nhắc nhở thế hệ mai sau phải biết giữ gìn, phát huy thứ ngôn ngữ của dân tộc.

Cách 2:

Tình cảm của nhà thơ đối với tiếng Việt qua ba khổ thơ:

1. Niềm tự hào và trân trọng:

Nhà thơ thể hiện niềm tự hào về nguồn gốc và sự phát triển của tiếng Việt: từ "thô sơ” đến "giàu đẹp”. Tiếng Việt là ngôn ngữ của tình yêu, là sợi dây gắn kết con người, là nơi lưu giữ ký ức và cảm xúc. Nhà thơ trân trọng tiếng Việt như một báu vật quý giá, là "món nợ” mà cả đời không thể trả hết.

2. Lòng biết ơn:

Nhà thơ biết ơn những thế hệ trước đã tạo dựng và gìn giữ tiếng Việt. Biết ơn tiếng Việt đã đồng hành cùng con người trong mọi hoàn cảnh, là chỗ dựa tinh thần cho con người.

3. Trách nhiệm giữ gìn và phát huy:

Nhà thơ ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn và phát huy vẻ đẹp của tiếng Việt. Kêu gọi mọi người cùng chung tay bảo vệ tiếng Việt, sử dụng tiếng Việt một cách đúng đắn và hiệu quả.

Qua ba khổ thơ, nhà thơ đã thể hiện tình cảm sâu sắc, gắn bó và yêu thương đối với tiếng Việt. Tiếng Việt không chỉ là ngôn ngữ mà còn là một phần máu thịt, là linh hồn của nhà thơ. Bài thơ là lời nhắc nhở mỗi người Việt Nam về trách nhiệm giữ gìn và phát huy vẻ đẹp của tiếng mẹ đẻ.

Dụng cụ học tập

Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Có thể bạn chưa biêt?

Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Lời chia sẻ Lớp 9

Lớp 9 - Năm cuối cấp trung học cơ sở, chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng. Những áp lực sẽ lớn nhưng hãy tin tưởng vào khả năng của bản thân và nỗ lực hết mình!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Loi Giai SGK