Trang chủ Lớp 8 SBT Văn 8 - Kết nối tri thức Bài 2: Vẻ đẹp cổ điển Bài tập 4 trang 15 SBT Văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Nhận xét dưới đây về thể thơ được sử dụng trong bài Thu vịnh đúng hay sai?...

Bài tập 4 trang 15 SBT Văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Nhận xét dưới đây về thể thơ được sử dụng trong bài Thu vịnh đúng hay sai?...

Hướng dẫn giải Câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 Bài tập 4 trang 15 sách bài tập Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống - Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt - Bài 2. Thu Vịnh (Vịnh mùa thu) Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao, Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu....Nhận xét dưới đây về thể thơ được sử dụng trong bài Thu vịnh đúng hay sai?

Bài tập 4.Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Thu Vịnh

(Vịnh mùa thu)

Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,

Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.

Nước biếc trông như tầng khói phủ,

Song thưa để mặc bóng trăng vào.

Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,

Một tiếng trên không ngỗng nước nào.

Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,

Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào

(Thơ văn Nguyễn Khuyến, Xuân Diệu giới thiệu, NXB Văn học, Hà Nội, 1971, tr. 106)

Câu hỏi:

Câu 1

Nhận xét dưới đây về thể thơ được sử dụng trong bài Thu vịnh đúng hay sai?

Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu cơ bản về luật bằng trắc, niêm, vần, đối.

A. Đúng

B. Sai

Hướng dẫn giải :

- Đọc kĩ văn bản

- Áp dụng kiến thức thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật

Lời giải chi tiết :

A. Đúng


Câu hỏi:

Câu 2

Câu nào nhận xét đúng về yếu tố thời gian của bức tranh thiên nhiên mùa thu được miêu tả trong bài thơ?

A. Bức tranh thiên nhiên mùa thu được miêu tả trong buổi bình minh.

B. Bức tranh thiên nhiên mùa thu được miêu tả trong buổi hoàng hôn.

C. Bức tranh thiên nhiên mùa thu được miêu tả trong đêm trăng.

D. Bức tranh thiên nhiên mùa thu được miêu tả trong nhiều khoảng thời gian.

Hướng dẫn giải :

- Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết :

D. Bức tranh thiên nhiên mùa thu được miêu tả trong nhiều khoảng thời gian


Câu hỏi:

Câu 3

Đọc lại bốn câu thơ đầu và thực hiện các yêu cầu sau:

a. Cho biết bức tranh thiên nhiên được miêu tả theo trình tự nào của không gian.

b. Tác giả đã lựa chọn những sự vật nào để tái hiện bức tranh thiên nhiên mùa thu? Chỉ ra các từ ngữ được dùng để miêu tả từng sự vật đó.

c. Nêu ấn tượng của em về bức tranh thiên nhiên mùa thu.

Hướng dẫn giải :

- Đọc kĩ văn bản

- Nêu nhận xét khái quát

Lời giải chi tiết :

a. Bức tranh thiên nhiên được miêu tả theo trình tự từ cao xuống thấp, từ xa đến gần.

b. Tác giả đã lựa chọn những sự vật để tái hiện bức tranh thiên nhiên mùa thu:

- trời thu: xanh ngắt, mấy tầng cao

- gió: hắt hiu

- nước: biếc, tầng khói phủ

- song: thưa, mặc bóng trăng vào

- giậu hoa: mấy chùm

c. Tác giả đã tạo nên bức tranh thiên nhiên với những nét đẹp đặc trưng của mùa thu đất Bắc. Qua những sự vật được miêu tả, ta có thể cảm nhận được cái nhìn tinh tế và ngòi bút tài hoa của tác giả khi miêu tả bầu trời cao rộng, trong xanh; không gian thanh tĩnh, cảnh vật hài hoà, êm đềm, thơ mộng,...


Câu hỏi:

Câu 4

Theo em, trong hai câu thơ 5, 6, tác giả miêu tả cảnh vật hay mượn cảnh vật để thể hiện tâm trạng? Hãy nêu nội dung chính của hai câu thơ này.

Hướng dẫn giải :

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết :

Hai câu thơ 5, 6 mượn cảnh vật để thể hiện cảm xúc, tâm trạng của tác giả. “Hoa năm ngoái” và “ngỗng nước nào” đều là cảnh vật không có thật tại thời điểm tác giả làm nên bài thơ. Nhìn hoa của mùa thu năm nay mà ngỡ đó là “hoa năm ngoái” cho thấy nỗi nhớ tiếc quá khứ và nỗi buồn trước hiện tại của nhà thơ. Câu hỏi tu từ “ngỗng nước nào” cũng thể hiện nỗi niềm thời thế, gợi nỗi đau mất nước,...


Câu hỏi:

Câu 5

Tác giả đã gửi vào hai câu kết của bài thơ những nỗi niềm tâm sự gì?

Hướng dẫn giải :

Đọc kĩ văn bản

Liên hệ văn học Trung Quốc

Lời giải chi tiết :

Tác giả nhắc tới Đào Tiềm là người trí sĩ nổi tiếng về tài thơ và đã từ quan về ở ẩn đề giữ trọn khí tiết thanh cao. Miêu tả cảm xúc “thẹn với ông Đào”, hai câu kết đã thể hiện nỗi buồn thời thế loạn lạc và mong muốn tìm về cuộc sống ẩn dật của nhà thơ song vẫn còn vướng mắc, nặng nợ với cuộc đời


Câu hỏi:

Câu 6

Phân tích tác dụng của việc sử dụng từ tượng hình “lơ phơ” trong câu thơ thứ hai

Hướng dẫn giải :

Áp dụng kiến thức từ tượng hình

Lời giải chi tiết :

Từ tượng hình “lơ phơ” gắn liền với các hình ảnh “cần trúc” và “gió hắt hiu” . Từ lơ phơ gợi ra hình ảnh những chiếc lá trúc, cành trúc thưa thớt, khẽ lay động trong làn gió nhẹ, hiu hắt, lạnh lẽo của mùa thu

Dụng cụ học tập

Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Có thể bạn chưa biêt?

Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Lời chia sẻ Lớp 8

Lớp 8 - Năm học đầy thách thức với những bài học khó hơn. Đừng lo lắng, hãy chăm chỉ học tập và luôn giữ tinh thần lạc quan!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Loi Giai SGK