Trang chủ Lớp 8 SGK Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 - Kết nối tri thức Chủ đề 9. Hiểu bản thân - Chọn đúng nghề Bài 1. Hứng thú nghề nghiệp trang 64, 65 trải nghiệm hướng nghiệp lớp 8 Kết nối tri thức: Lí do học sinh hứng thú với nghề đó? (vì được nổi tiếng, kiếm được nhiều tiền...

Bài 1. Hứng thú nghề nghiệp trang 64, 65 trải nghiệm hướng nghiệp lớp 8 Kết nối tri thức: Lí do học sinh hứng thú với nghề đó? (vì được nổi tiếng, kiếm được nhiều tiền...

Giải bài 1. Hứng thú nghề nghiệp trang 64, 65 SGK trải nghiệm hướng nghiệp lớp 8 Kết nối tri thức. Lập kế hoạch khảo sát hứng thú nghề nghiệp...Lí do học sinh hứng thú với nghề đó? (vì được nổi tiếng, kiếm được nhiều tiền hoặc vì đam mê

Câu hỏi:

Hoạt động 1

Câu 1: Lập kế hoạch khảo sát hứng thú nghề nghiệp.

Gợi ý:

image

Phương pháp giải: Tìm hiểu và tham khảo gợi ý để lập 1 kế hoạch khảo sát hứng thú nghề nghiệp của các bạn trong lớp, trong trường.

Lời giải chi tiết :

KẾ HOẠCH KHẢO SÁT HỨNG THÚ MỘT SỐ NGHỀ PHỔ BIẾN HIỆN NAY

Mục tiêu khảo sát: Biết được hứng thú về nghề nghiệp tương lại của bạn bè trong tương lai.

Nội dung khảo sát:

- Học sinh có hứng thú với những nghề nào trong xã hội hiện đại như Bác sĩ, giáo viên, luật sư, diễn viên, ca sĩ, truyền thông, maketing,...

- Lí do học sinh hứng thú với nghề đó? (vì được nổi tiếng, kiếm được nhiều tiền hoặc vì đam mê,...)

- Cần phải làm thế nào để theo đuổi được nghề đó? (cần năng lực, phẩm chất như thế nào)

Cách khảo sát:

Phỏng vấn trực tiếp hoặc gián tiếp

Thời gian: Từ cuối tháng 4 đến hết tháng 5.

Câu 2: Chia sẻ kế hoạch khảo sát hứng thú nghề nghiệp của học sinh trong trường.

Phương pháp giải: Chia sẻ, sửa kế hoạch dưới sự góp ý của thầy cô, bạn bè

Lời giải chi tiết :

Chia sẻ trực tiếp với các bạn, thầy cô trên lớp về kế hoạch mình đã lập ra. Sau đó sửa theo góp ý của thầy cô bạn bè.


Câu hỏi:

Hoạt động 2

Câu 1: Thiết kế công cụ khảo sát hứng thú nghề nghiệp của học sinh.

Gợi ý:

image

Phương pháp giải: Tìm hiểu và dựa vào gợi ý để thiết kế công cụ khảo sát hứng thú nghề nghiệp của học sinh.

Lời giải chi tiết :

Một số công cụ khảo sát hứng thú nghề nghiệp của học sinh: Phiếu khảo sát giấy hoặc online, phỏng vấn trực tiếp,...

Phiếu khảo sát hướng nghiệp

1. Thông tin cá nhân

- Họ và tên:........................................ Giới tính...........................................

- Lớp:..................................................Trường:.............................................

2. Nội dung

Câu 1. Em có dự định gì sau khi tốt nghiệp THCS?

- Học vào trường nào, ở đâu?....................................................................

- Học nghề gì ở đâu.......................................................................................

- Đi làm gì ? ở đâu ? ....................................................................................

- Hướng khác :...............................................................................................

Câu 2 : Trong các môn học, bạn thích hoặc học tốt nhất môn nào?

.................................................................................................................................................................................................................................................................................Câu 3: Em có dự định gì cho nghề nghiệp của mình sau này?

.................................................................................................................................................................................................................................................................................

Câu 2: Thực hiện kế hoạch khảo sát hứng thú nghề nghiệp của học sinh trong trường.

image

Phương pháp giải: Sau khi lập kế hoạch tiến hành khảo sát thực tế ở lớp, trường học của mình.

Lời giải chi tiết :

Có thể tiến hành khảo sát thực tế bằng cách phỏng vấn trực tiếp, phát phiếu khảo sát cho từng học sinh, sử dụng phiếu khảo sát online,...

Câu 3: Báo cáo kết quả khảo sát hứng thú nghề nghiệp của học sinh trong trường.

Gợi ý:

- Số học sinh tham gia khảo sát ở từng khối lớp.

- Cách khảo sát đã thực hiện.

- Kết quả khảo sát:

+ Học sinh trong trường hứng thú với những nghề nào trong xã hội hiện đại?

+ Những nghề nào được nhiều học sinh trong trường hứng thú nhất? Lí do khiến học sinh trong trường hứng thú với những nghề đó?

+ Những nghề được ít học sinh hứng thú? Lí do

- Nhận xét về hứng thú nghề nghiệp của học sinh tham gia khảo sát.

Phương pháp giải: Từ kết quả khảo sát thực tế và gợi ý đưa ra báo cáo kết quả phiếu sát về hứng thú nghề nghiệp.

Lời giải chi tiết :

Kết quả khảo sát hứng thú nghề nghiệp

- Số học sinh tham gia khảo sát: khối lớp 8 (230 học sinh), Khối lớp 9 (197 học sinh).

- Cách khảo sát đã thực hiện: khảo sát online (gửi link để học sinh điền thông tin trong phiếu khảo sát)

- Kết quả khảo sát:

+ Một số nghề mà học sinh hứng thú nhất trong xã hội hiện đại: bác sĩ, luật sư, maketing, công nghệ thông tin, truyền thông,...

+ Những nghề mà học sinh trong trường hứng thú nhất: công nghệ thông tin, bắc sĩ, luật sư,... Vì đây là những nghề có nhiều cơ hội việc làm, lương thưởng khá cao, được xã hội đề cao.

+ Những nghề ít được học sinh hứng thú nhất: thợ cơ khí, sửa chữa điện tử, máy móc,... vì những nghề này đòi hỏi về sức khỏe, thể lực tốt, mà lại nguy hiểm, độc hại cho sức khỏe bản thân.

- Nhận xét: đa số học sinh tham gia tích cực về cuộc khảo sát để xác định được phương hướng, mục tiêu định hướng học tập trong tương lai.


Câu hỏi:

Hoạt động 3

- Xác định các hoạt động học tập, lao động, hoạt động ngoại khóa, thể dục thể thao và các hoạt động thực tiễn phù hợp với hứng thú của bản thân để tham gia và phát triển hứng thú nghề nghiệp.

- Tham gia các hoạt động phù hợp và chia sẻ kết quả.

Phương pháp giải: tìm hiểu các nghề nghiệp xác định niềm đam mê, theo đuổi theo ngành đó và xác định các hoạt động học tập, lao động phù hợp để theo đuổi được ngành nghề mà mình đã lựa chọn.

Lời giải chi tiết :

Ví dụ:

* Đối với nghề bác sĩ: đòi hỏi về năng lực trình độ chuyên môn rất cao, phải có niềm đam mê và sức khỏe thật tốt mới theo đuổi được.

Xác định hoạt động sau:

- Về học tập: phải học thật giỏi (các môn khối B Toán, Hóa Sinh)

- Về sức khỏe: tham gia các CLB nâng cao sức khỏe vì học y rất vất vả.

- Phẩm chất: luôn chăm chỉ, chịu khó, tỉ mỉ, cẩn thận.

Dụng cụ học tập

Môn này chúng ta cần vở ghi chép, bút mực, và có thể là các dụng cụ tham gia các hoạt động trải nghiệm như găng tay, mũ bảo hiểm,...

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Có thể bạn chưa biêt?

Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao

Nguồn : Thư viện pháp luật

Lời chia sẻ Lớp 8

Lớp 8 - Năm học đầy thách thức với những bài học khó hơn. Đừng lo lắng, hãy chăm chỉ học tập và luôn giữ tinh thần lạc quan!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Loi Giai SGK