Trang chủ Lớp 8 SGK Lịch sử và Địa lí lớp 8 - Kết nối tri thức Chương 1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ - địa hình và khoáng sản Việt Nam Bài 1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam - Lịch sử và Địa lý 8 Kết nối tri thức: Vẽ sơ đồ thể hiện ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ tới...

Bài 1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam - Lịch sử và Địa lý 8 Kết nối tri thức: Vẽ sơ đồ thể hiện ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ tới...

Trả lời bài 1. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ Việt Nam - SGK Lịch sử và Địa lý 8 Kết nối tri thức - Bài 1. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Hãy chia sẻ những hiểu biết của em về vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ nước ta...

Câu hỏi:

Mở đầu

Hãy chia sẻ những hiểu biết của em về vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ nước ta

Hướng dẫn giải :

Dựa vào hiểu biết của bản thân và tìm kiếm thông tin trên mạng

Lời giải chi tiết :

- Vị trí địa lí:

+ Việt Nam nằm ở rìa đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á. Trên đất liền, nước ta có chung đường biên giới với Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia và có chung Biển Đông với nhiều nước.

+ Nước ta nằm ở vị trí nội chí tuyến bán cầu Bắc; trong khu vực châu Á gió mùa; nơi tiếp giáp giữa đất liền và đại dương, liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải.

+ Việt Nam nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế, là cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.

- Phạm vi lãnh thổ: Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẽ, bao gồm: vùng đất, vùng trời và vùng biển.


Câu hỏi:

Câu hỏi mục 1

Quan sát hình 1.1 dựa vào thông tin mục 1, hãy trình bày đặc điểm vị trí địa lý của Việt Nam.

image

Hướng dẫn giải :

Quan sát hình để trả lời

Lời giải chi tiết :

- Việt Nam nằm ở rìa đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á. Trên đất liền, nước ta có chung đường biên giới với ba quốc gia (Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia) và có chung Biển Đông với nhiều nước.

- Hệ tọa độ địa lí:

+ Tọa độ trên đất liền: theo chiều bắc - nam từ 23°23′B đến 8°34′B, theo chiều đông - tây từ 109°24′Đ đến 102°09′Đ.

+ Tọa độ địa lý trên biển: Phía Đông 117°20’Đ, phía Nam 6°50’B và phía Tây 101°Đ.

- Nước ta nằm ở vị trí nội chí tuyến bán cầu Bắc; trong khu vực châu Á gió mùa; nơi tiếp giáp giữa đất liền và đại dương, liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải.

- Việt Nam nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế, là cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.


Câu hỏi:

Câu hỏi mục 2

Dựa vào thông tin mục 2 và hình 1.1, hãy:

1. Cho biết các quốc gia và biển tiếp giáp với phần đất liền của Việt Nam.

2. Mô tả hình dạng lãnh thổ trên đất liền của nước ta.

Hướng dẫn giải :

Quan sát hình 1.1.

image

Lời giải chi tiết :

1. Các quốc gia và biển giáp với đất liền của Việt Nam

- Trên đất liền:

+ Phía Bắc giáp Trung Quốc.

+ Phía Tây giáp Lào, Campuchia.

- Trên biển: vùng biển Việt Nam giáp với các nước như: Trung Quốc, Philippin, Brunây, Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Campuchia.

2. Mô tả

- Vùng đất liền của Việt Nam gồm toàn bộ phần đất liền và các đảo, quần đảo đảo trên Biển Đông

+ Tổng diện tích lãnh thổ là 331.212 km².

+ Biên giới trên đất liền dài hơn 4600 km, phần lớn nằm ở khu vực miền núi: Phía Bắc giáp Trung Quốc (dài hơn 1400 km); phía Tây giáp Lào (gần 2100 km); phía Tây Nam giáp Campuchia (hơn 1100 km).

+ Vùng biển Việt Nam có hàng nghìn hòn đảo lớn, nhỏ, trong đó có quần đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa) thuộc chủ quyền của Việt Nam.


Câu hỏi:

Câu hỏi mục 3

Dựa vào thông tin mục 3 và hình 1.1, hãy phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm khí hậu, sinh vật và đất ở nước ta.

image

Hướng dẫn giải :

Đọc kĩ mục 3 và quan sát hình 1.1

Lời giải chi tiết :

* Ảnh hưởng của vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ đến đặc điểm khí hậu:

- Việt Nam nằm hoàn toàn trong đới nóng của bán cầu Bắc, trong vùng gió mùa châu Á, một năm có hai mùa rõ rệt.

- Phần đất liền Việt Nam hẹp ngang lại nằm kề Biển Đông là nguồn dự trữ ẩm dồi dào, các khối khí di chuyển qua biển ảnh hưởng sâu vào đất liền đã làm cho thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.

- Nước ta nằm trong khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của các cơn bão đến từ khu vực biển nhiệt đới Tây Thái Bình Dương.

* Ảnh hưởng của vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ đến đặc điểm sinh vật và đất

- Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa phát triển trên đất feralit là cảnh quan tiêu biểu.

- Việt Nam có hệ sinh vật phong phú, đa dạng, do:

+ Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải và nằm trên đường di cư, di lưu của nhiều loài động thực vật;

+ Vùng biển nước ta nằm trong vùng nhiệt đới, có nhiệt độ bề mặt nước biển cao, các dòng biển di chuyển theo mùa.


Câu hỏi:

Luyện tập

Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 96 SGK Lịch sử và Địa lý 8 KNTT

Vẽ sơ đồ thể hiện ảnh hưởng của vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ tới đặc điểm tự nhiên Việt Nam.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào kiến thức bài học để sơ đồ hóa

Lời giải chi tiết :

image


Câu hỏi:

Vận dụng

Tìm hiểu về những thuận lợi của vị trí địa lý nước ta trong việc giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Hướng dẫn giải :

Tìm hiểu thêm thông tin trên internet

Lời giải chi tiết :

Nhờ có vị trí địa lý đặc biệt Việt Nam có mối quan hệ qua lại thuận lợi với các nước láng giềng, các nước trong khu vực và trên thế giới.

- Về kinh tế:

+ Vị trí nước ta nằm trên ngã tư đường hàng hải, hàng không quốc tế, với các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á tạo điều kiện giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới. Bên cạnh đó với vị trí của nước ta là cửa ngõ ra biển của các nước Lào, Đông Bắc Campuchia và Thái Lan, Tây Nam Trung Quốc.

+ Việt Nam nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển sôi động, là điều kiện để hội nhập, hợp tác, chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý…với các nước.

=> Với vị trí địa lý thuận lợi của nước ta có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập, thu hút vốn đầu tư nước ngoài đối với Việt Nam.

- Về văn hóa - xã hộinước ta có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa - xã hội với các quốc gia trong khu vực tạo điều kiện chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh đó tạo nên nền văn hóa đa dạng của nước ta.

- Về an ninh - quốc phòng nước ta nằm ở vị trí đặc biệt quan trọng ở khu vực Đông Nam Á, khu vực năng động, nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới. Biển Đông là một hướng chiến lược quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Có thể bạn chưa biêt?

Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...

Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạo

Lời chia sẻ Lớp 8

Lớp 8 - Năm học đầy thách thức với những bài học khó hơn. Đừng lo lắng, hãy chăm chỉ học tập và luôn giữ tinh thần lạc quan!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Loi Giai SGK