Trang chủ Lớp 8 Soạn văn 8 - Kết nối tri thức chi tiết Bài 2: Vẻ đẹp cổ điển Ở hai câu kết, hình ảnh con người hiện lên trong tư thế, trạng thái như thế nào? Qua đó...

Ở hai câu kết, hình ảnh con người hiện lên trong tư thế, trạng thái như thế nào? Qua đó...

Miêu tả lại tư thế và trạng thái của chủ thể trữ tình trong câu kết. Để từ đó cảm nhận nỗi niềm tâm sự của nhà thơ. Hướng dẫn giải soạn văn Câu 5 trang 41 SGK Ngữ văn 8 tập 1, Sau khi đọc 5 - Thu điếu, Bài 2: Vẻ đẹp cổ điển Soạn văn 8 - Kết nối tri thức.

Câu 5 (trang 41, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Ở hai câu kết, hình ảnh con người hiện lên trong tư thế, trạng thái như thế nào? Qua đó, em cảm nhận được nỗi niềm tâm sự gì của tác giả?

Hướng dẫn giải :

Miêu tả lại tư thế và trạng thái của chủ thể trữ tình trong câu kết. Để từ đó cảm nhận nỗi niềm tâm sự của nhà thơ.

Lời giải chi tiết :

- Ở hai câu kết, hình ảnh con người hiện lên trong tư thế của người ngồi câu cá “tựa gối, buông cần”, như đang thu mình trên chiếc thuyền câu bé nhỏ trong trạng thái trầm tư.

- Âm thanh của tiếng cá đớp bọt nước đâu đó khẽ động dưới chân bèo không chỉ làm tăng cái im vắng, tĩnh lặng của ngoại cảnh mà còn cho thấy khoảnh khắc trầm lặng, suy tư của con người.

Tham khảo 1:

- Hình ảnh con người hiện lên trong tư thế của người ngồi câu cá “tựa gối, buông cần”, như đang thu mình trên chiếc thuyền câu bé nhỏ trong trạng thái trầm tư.

- Âm thanh của tiếng cá đớp bọt nước đâu đó khẽ động dưới chân bèo không chỉ làm tăng cái im vắng, tĩnh lặng của ngoại cảnh mà còn cho thấy khoảnh khắc trầm lặng, suy tư của con người.

Tham khảo 2:

- Hình ảnh con người hiện lên trong tư thế, trạng thái:

+ Một tâm thế nhàn: Tựa gối ôm cần

+ Một sự chờ đợi: Lâu chẳng được.

+ Một cái chợt tỉnh mơ hồ: Cá đâu đớp động...

- Qua đó, em cảm nhận được ở Nguyễn Khuyến một tâm hồn gắn bó tha thiết với thiên nhiên đất nước, một tấm lòng yêu nước thầm kín nhưng không kém phần sâu sắc. Đó là nỗi lòng non nước, nỗi lòng thời thế của nhà nho có lòng tự trọng và lòng yêu quê hương đất nước như Nguyễn Khuyến.

Tham khảo 3:

Nhà thơ đã hòa vào trời thu, cảnh thu. Cảnh thu rất đẹp, rất sinh động. Phải yêu thiên nhiên, đất nước thì tác giả mới vẽ ra được một bức tranh thiên nhiên cảnh thu với màu sắc sống động, tươi sáng, mang một nét đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Đặc biệt, hai câu thơ cuối thể hiện tấm lòng của nhà thơ:

Tựa gối buông cần lâu chẳng được

Cá đâu đớp động dưới chân bèo

→ Tác giả đi câu cá nhưng thực chất gợi lên những suy tư, ngẫm ngợi về chuyện dân, chuyện nước, về nhân tình thế thái. Tác giả tuy ở ẩn nhưng vẫn luôn hướng về cuộc đời, vẫn nặng lòng với thời cuộc và với đất nước.

Dụng cụ học tập

Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Có thể bạn chưa biêt?

Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Lời chia sẻ Lớp 8

Lớp 8 - Năm học đầy thách thức với những bài học khó hơn. Đừng lo lắng, hãy chăm chỉ học tập và luôn giữ tinh thần lạc quan!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Loi Giai SGK