Trang chủ Lớp 7 Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7 (Kết nối tri thức) Chương X. Sinh sản ở sinh vật Bài 42. Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất trang 71, 72 Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7: Tế bào có các hoạt động sống nào? Khi tách tế bào ra khỏi cơ thể thì điều gì sẽ...

Bài 42. Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất trang 71, 72 Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7: Tế bào có các hoạt động sống nào? Khi tách tế bào ra khỏi cơ thể thì điều gì sẽ...

Nhớ lại các hoạt động sống của tế bào. Vận dụng kiến thức giải Câu hỏi trang 71: 42.1, 42.2, 3; Câu hỏi trang 72: 42.4, 42.5, 42.6, 42.7 - Bài 42. Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất trang 71, 72 Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7 - Chương X. Sinh sản ở sinh vật. Tế bào có các hoạt động sống nào? Khi tách tế bào ra khỏi cơ thể thì điều gì sẽ xảy ra?...

Câu hỏi:

Câu hỏi trang 71 42.1

Tế bào có các hoạt động sống nào? Khi tách tế bào ra khỏi cơ thể thì điều gì sẽ xảy ra?

Hướng dẫn giải :

Nhớ lại các hoạt động sống của tế bào

Lời giải chi tiết :

Nhờ cơ thể lấy chất dinh dưỡng của môi trường mà tế bào thực hiện được quá trình trao đổi chất để lớn lên, quá trình sinh sản, quá trình cảm ứng và từ đó giúp cơ thể thực hiện các hoạt động sống.

Khi tách tế bào ra khỏi cơ thể thì cơ thể mất đi khả năng thực hiện các hoạt động sống do không còn chịu sự điều khiển của cấp độ cơ thể. Muốn các tế bào ‘sống’ tiếp cần nuôi trong môi trường hoặc cơ thể khác phù hợp.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 71 42.2

Quan sát hình dưới, mô tả mối quan hệ giữa tế bào, cơ thể và môi trường

image

Hướng dẫn giải :

Nhớ lại mối quan hệ giữa tế bào, cơ thể và môi trường

Lời giải chi tiết :

Tế bào và cơ thể có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và với môi trường:

  • Cơ thể lấy các chất dinh dưỡng, nước và chất khí (O2 hoặc CO2) từ môi trường để cung cấp cho tế bào thực hiện quá trình trao đổi chất, nhờ đó tế bào lớn lên, phân chia và cảm ứng.
  • Các hoạt động sống của tế bào là cơ sở để cơ thể thực hiện được các hoạt động sống (lớn lên, sinh sản và cảm ứng).

Như vậy, các hoạt động sống ở cấp độ tế bào là cơ sở cho các hoạt động sống ở cấp độ cơ thể và các hoạt động sống ở cấp độ cơ thể lại điều khiển các hoạt động sống ở cấp độ tế bào.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 71 Câu 3

Quan sát hình dưới, cho biết cơ thể có các hoạt động sống nào và nêu mối quan hệ giữa các hoạt động sống đó.

image

Hướng dẫn giải :

Quan sát sơ đồ và nêu mối quan hệ giữa các hoạt động sống trong cơ thể

Lời giải chi tiết :

Có các hoạt động sống: hoạt động sinh trưởng và phát triển, cảm ứng và sinh sản, trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng

Mối quan hệ giữa các hoạt động sống:

  • Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng cung cấp vật chất và năng lượng đảm bảo cho cơ thể sinh trưởng và phát triển, sinh sản và cảm ứng.
  • Các quá trình sinh trưởng, phát triển, sinh sản và cảm ứng có tác động ngược trở lại đối với quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể sinh vật.

→ Mối quan hệ này đảm bảo sự thống nhất trong hoạt động của toàn bộ cơ thể, nhờ đó cơ thể có thể tồn tại và phát triển như một thể thống nhất.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 72 42.4

Nếu quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng gặp trục trặc thì các hoạt động sống khác của cơ thể bị ảnh hưởng như thế nào?

Hướng dẫn giải :

Khi quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng gặp trục trặc thì các hoạt động của cơ thể đều bị ảnh hưởng

Lời giải chi tiết :

Nếu quá trình trao đổi chất và năng lượng gặp trục trặc thì sự cung cấp vật chất và năng lượng cho các hoạt động sống khác của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng, tạo thành các bệnh như: suy dinh dưỡng, béo phì,…


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 72 42.5

Theo em, khi cơ thể bị căng thẳng kéo dài có thể ảnh hưởng đến những hệ cơ quan nào trong cơ thể?

Hướng dẫn giải :

Các hệ cơ quan trong cơ thể có mối liên hệ mật thiết với nhau

Lời giải chi tiết :

Theo em, khi cơ thể bị căng thẳng kéo dài có thể ảnh hưởng đến những hệ cơ quan như: hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 72 42.6

Em cần làm gì để có một cơ thể luôn khỏe mạnh?

Hướng dẫn giải :

Biết cách chăm sóc bản thân để có một cơ thể luôn khỏe mạnh

Lời giải chi tiết :

Để có một cơ thể luôn khỏe mạnh, em cần:

  • Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên

  • Ăn uống đủ bữa, đầy đủ các chất dinh dưỡng

  • Ăn nhiều hoa quả, trái cây


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 72 42.7

Bạn của em nghiện chơi game (chơi game liên tục trong suốt thời gian dài và thường thức đêm để chơi). Dựa vào những kiến thức sinh học, em hãy phân tích cho bạn thấy những tác hại của việc nghiện game đến sức khỏe, tâm lý, học tập cũng như các hoạt động khác.

Hướng dẫn giải :

Hiểu được tác hại của nghiện game theo cơ chế sinh học

Lời giải chi tiết :

Tác hại của việc nghiện game đối với cơ thể:

  • Đối với sức khỏe: Việc chơi game liên tục khiến giảm thị lực, giảm miễn dịch, rối loạn tiêu hóa, rối loạn khả năng tình dục,...
  • Đối với tâm lí: Chơi game nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lí của người chơi như: luôn cảm thấy mệt mỏi; buồn chán, bi quan, cảm giác cô đơn, bất an; mất các hứng thú với các thú vui, sở thích cũ, mọi thứ chỉ dồn vào game;...
  • Đối với cuộc sống: Việc tăng thời gian vào thế giới ảo làm ảnh hưởng đến cuộc sống và các mối quan hệ của người chơi như: mâu thuẫn với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp; bỏ học, thất nghiệp; nợ nần, cầm cố, trộm cắp;.

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay, các dụng cụ thí nghiệm như kính hiển vi, ống nghiệm, hóa chất,...

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Có thể bạn chưa biêt?

Môn Khoa Học Tự Nhiên là môn gì? Đây là môn học được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng của các môn Vật Lí, Hóa Học, Sinh Học và Khoa học Trái Đất. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là gộp các môn: Vật Lí, Hóa Học và Sinh Học ở chương trình THCS vào làm một.

Nguồn : Gia sư đất việt

Lời chia sẻ Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Loi Giai SGK