Trang chủ Lớp 7 Vở thực hành Ngữ văn 7 (Kết nối tri thức) Bài 7. Thế giới viễn tưởng Bài tập Thực hành viết trang 29 vở thực hành ngữ văn 7: Mục đích của việc viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch...

Bài tập Thực hành viết trang 29 vở thực hành ngữ văn 7: Mục đích của việc viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch...

Em suy nghĩ và nêu mục đích. Trả lời Bài tập 1, 2, 3, 4, 5 - Thực hành viết trang 29 vở thực hành ngữ văn 7 - Bài 7. Thế giới viễn tưởng. Mục đích của việc viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử...

Câu hỏi:

Bài tập 1

Bài tập 1 trang 29 VTH Ngữ văn 7 Tập 2

Mục đích của việc viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử.

Hướng dẫn giải :

Em suy nghĩ và nêu mục đích.

Lời giải chi tiết :

Mục đích của việc viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử là cung cấp thông tin về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật lịch sử.


Câu hỏi:

Bài tập 2

Bài tập 2 trang 29 VTH Ngữ văn 7 Tập 2

Bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử cần đảm bảo các yêu cầu:

Hướng dẫn giải :

Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết :

- Giới thiệu được nhân vật và sự việc có thật có liên quan đến nhân vật đó.

- Kể được sự việc theo một trình tự hợp lí, có sử dụng các yếu tố miêu tả trong khi kể.

- Nêu được ý nghĩa của sự việc.

- Nêu được suy nghĩ, ấn tượng của người viết về sự việc được kể.


Câu hỏi:

Bài tập 3

Bài tập 3 trang 29 VTH Ngữ văn 7 Tập 2

Nhận xét của em về bài viết tham khảo trong SGK (tr.45-47)

- Về đề tài:

- Về cách sắp xếp các sự việc:

- Về tính xác thực của thông tin:

- Về cách diễn đạt:

Hướng dẫn giải :

Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết :

- Về đề tài: Giới thiệu Thô – mát Ê – đi – xơn (1847 – 1931) người Mỹ, được đánh giá là một trong những nhà khoa học vĩ đại, có nhiều ý tưởng nhất trong lịch sử.

- Về cách sắp xếp các sự việc: Theo trình tự thời gian các sự kiện diễn ra, thời gian tuyến tính.

- Về tính xác thực của thông tin: Tính xác thực cao

- Về cách diễn đạt: Rõ ràng, sử dụng ngôn ngữ khoa học.


Câu hỏi:

Bài tập 4

Đề tài em chọn để viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử:

Hướng dẫn giải :

Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết :

- Chọn một nhân vật lịch sử là nhà quân sự, nhà chính trị, nhà khoa học, nhà phát minh hoặc nhà văn hoá, … có những câu chuyện đáng nhớ mà em biết. Nhân vật được nói tới đó có thể là người Việt Nam hoặc người nước ngoài, có những đóng góp to lớn giúp ích cho đất nước hoặc nhân loại. Em cũng có thể chọn một người có tài năng xuất chúng, sáng tạo ra những sản phẩm có ích cho cộng đồng mà em biết và từng tiếp xúc.

- Chọn một sự việc liên quan đến cuộc sống hay thành tựu, chiến chông của nhân vật mà thấy thú vị.


Câu hỏi:

Bài tập 5

Bài tập 5 trang 30 VTH Ngữ văn 7 Tập 2

Tìm ý cho bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử bằng cách hoàn thành bảng sau:

Phiếu tìm ý

1. Sự việc

- Địa điểm diễn ra sự việc:

- Thời gian diễn ra sự việc:

- Sự việc liên quan đến nhân vật:

2. Diễn biến sự việc theo trật tự thời gian tuyến tính:

3. Ý nghĩa của sự việc:

4. Suy nghĩ của em về sự việc:

Hướng dẫn giải :

Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết :

Phiếu tìm ý

1. Sự việc

- Địa điểm diễn ra sự việc: Tại Việt Nam

- Thời gian diễn ra sự việc: 1912 – 1982

- Sự việc liên quan đến nhân vật: Tôn Thất Tùng- một vị bác sĩ phẫu thuật nổi danh với phương pháp mổ gan khô đầu tiên ở Việt Nam.

2. Diễn biến sự việc theo trật tự thời gian tuyến tính: Trong bốn năm từ 1935 – 1939, Tôn Thất Tùng đã mổ hơn 200 lá gan người chết để từ đó có thể thấy được hệ thống các mạch máu ở trong gan.

3. Ý nghĩa của sự việc: Sáng kiến vĩ đại của Tôn Thất Tùng được rất nhiều nước trên thế giới biết đến và họ còn mời ông đến trình bày về phương pháp của mình.

4. Suy nghĩ của em về sự việc: Quá trình nghiên cứu ra phương pháp phẫu thuật gan khô đã có những khó khăn từ lúc mở đầu cho đến khi kết thúc nhưng Tôn Thất Tùng vẫn luôn miệt mài với nghề nghiệp và những sáng kiến của mình.

Dụng cụ học tập

Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Có thể bạn chưa biêt?

Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Lời chia sẻ Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Loi Giai SGK