Trang chủ Lớp 7 Vở thực hành Ngữ văn 7 (Kết nối tri thức) Bài 5. Màu sắc trăm miền Bài tập 1 trang 81 Vở thực hành Văn lớp 7 Tập 1: Đọc đoạn thơ (trích Bài thơ của một người yêu nước mình của Trần Vàng Sao) và thực hiện các yêu cầu...

Bài tập 1 trang 81 Vở thực hành Văn lớp 7 Tập 1: Đọc đoạn thơ (trích Bài thơ của một người yêu nước mình của Trần Vàng Sao) và thực hiện các yêu cầu...

Em đọc kĩ nội dung văn bản, chú ý hình thức trình bày. Gợi ý giải Bài tập 1 trang 81 Vở thực hành (VTH) Ngữ văn lớp 7 Tập 1 - Phiếu học tập 2.

Đọc đoạn thơ (trích Bài thơ của một người yêu nước mình của Trần Vàng Sao) và thực hiện các yêu cầu:

- Khoanh tròn phương án đúng:

Câu 1: A – B – C – D

Câu 2: A – B – C – D

- Điền nội dung phù hợp:

Câu 1: Tình cảm của nhà thơ với đất nước được thể hiện đậm nét ở những từ ngữ, hình ảnh, dòng thơ:

Câu 2: Hình ảnh đất nước hiện lên trong cảm nhận của nhà thơ:

Câu 3: Biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ lòng vẫn thương cây nhớ cội hoài:

Tác dụng của biện pháp tu từ đó:

Câu 4: Các dòng thơ căn nhà dột phên không ngăn nổi gió/ vẫn yêu nhau trong từng hơi thở gợi cho em những liên tưởng về đất nước, con người Việt Nam

Phương pháp giải :

Em đọc kỹ nội dung văn bản, chú ý hình thức trình bày.

Nhớ lại các biện pháp tu từ đã học

Lời giải chi tiết:

Câu 1:Đáp án đúng: C.

Không viết hoa tiếng mở đầu, không sử dụng dấu câu.

Câu 2:

- Điền nội dung phù hợp:Đáp án đúng là: C.

Ẩn dụ.

Câu 1: Tình cảm của nhà thơ với đất nước được thể hiện đậm nét ở những từ ngữ, hình ảnh, dòng thơ: tôi yêu đất nước này áo rách, yêu nhau trong từng hơi thở, thương cây nhớ cội hoài, tôi yêu đất nước này như thế.

Câu 2: - Trong cảm nhận của nhà thơ, hình ảnh đất nước được hiện lên vô cùng giản dị, gần gũi tuy “nhà dột phên không ngăn nổi gió” nhưng “vẫn yêu nhau trong từng hơi thở”.

- Đất nước còn gắn liền với những hình ảnh thân thương gần gũi của thiên nhiên, con người: như yêu cây cỏ ở trong vườn/ như yêu mẹ tôi chịu khó chịu thương/ nuôi tôi thành người hôm nay.

- Đất nước gắn liền với những nét văn hóa đẹp đẽ: âm nhạc dân gian (mái đẩy, vọng cổ), tục lệ thờ cúng ông Táo của người dân.

Câu 3:lòng vẫn thương cây nhớ cội hoài

- BPTT được sử dụng là ẩn dụ, “cây” và “cội” là hình ảnh biểu tượng cho quê hương, đất nước, những điều giản dị mà thân thuộc tác giả sẽ không bao giờ quên

Câu 4: “căn nhà dột phên không ngăn nổi gió

vẫn yêu nhau trong từng hơi thở”

Chỉ với hai câu thơ nhưng lại gợi lên trong em rất nhiều liên tưởng, đất nước Việt Nam thuở đó nghèo khó, đến nhà còn dột, phên không ngăn nổi gió nhưng giữa ngàn khó khăn trắc trở đó thì con người vẫn dạt dào, tràn ngập yêu thương.

Dụng cụ học tập

Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Có thể bạn chưa biêt?

Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Lời chia sẻ Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Loi Giai SGK