Trang chủ Lớp 7 Vở thực hành Ngữ văn 7 (Kết nối tri thức) Bài 3. Cội nguồn yêu thương Bài tập Trong lòng mẹ trang 42 vở thực hành ngữ văn 7: Phần (1): Từ đầu đến và mày cũng phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ?...

Bài tập Trong lòng mẹ trang 42 vở thực hành ngữ văn 7: Phần (1): Từ đầu đến và mày cũng phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ?...

Trả lời Bài tập 1, 2, 3, 4, 5 - Trong lòng mẹ trang 42 vở thực hành ngữ văn 7 - Bài 3. Cội nguồn yêu thương. Điền các từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành thông tin về văn bản...Phần (1): Từ đầu đến và mày cũng phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ?

Câu hỏi:

Bài tập 1

Điền các từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành thông tin về văn bản

- Câu chuyện trong văn bản được kể theo ngôi… Người kể chuyện là…

- Nhân vật trong truyện là:

Hướng dẫn giải :

Đọc kĩ văn bản, xác định ngôi kể và nhân vật

Lời giải chi tiết :

- Câu chuyện trong văn bản được kể theo ngôi thứ nhất. Người kể chuyện là bé Hồng.

- Nhân vật trong truyện là: Bé Hồng, mẹ.


Câu hỏi:

Bài tập 2

Đọc văn bản và viết câu trả lời theo gợi dẫn.

Hướng dẫn giải :

Đọc kĩ văn bản tìm câu trả lời phù hợp

Lời giải chi tiết :

Phần (1): Từ đầu đến và mày cũng phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ?

Phần này kể về: Cuộc sống của bé Hồng khi xa cách mẹ.

Phần (2): Phần còn lại

Phần này kể về: Cuộc gặp gỡ của 2 mẹ con khi bé Hồng được ở trong lòng mẹ.


Câu hỏi:

Bài tập 3

Điền thông tin phù hợp vào bảng sau:

Hướng dẫn giải :

Đọc kĩ văn bản:

Phần 1: Tìm chi tiết cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật Hồng về mẹ khi trả lời người cô

Phần 2: Tìm những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật Hồng về mẹ khi được gặp mẹ

Lời giải chi tiết :

Những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật Hồng về mẹ khi trả lời người cô

Những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật Hồng về mẹ khi được gặp mẹ

- Hình ảnh người mẹ hiện lên trong kí ức của bé Hồng khi nghe người cô hỏi có vào Thanh Hóa với mẹ không:Hồng vẫn luôn dành tình yêu và lòng kính mến đối với mẹ, nhất quyết không để lộ mong muốn muốn gặp mẹ cho người cô biết.- Tình cảm của bé Hồng dành cho mẹ: yêu thương, mong nhớ.

- Hành động của bé Hồng khi thoáng thấy bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ: Bồi hồi, xúc động

- Hình ảnh người mẹ trong quan sát của bé Hồng:+ Mẹ không còm cõi, xơ xác như cô Hòng nhắc.

+ Gương mặt mẹ tươi sáng với đôi mắt trong, và nước da min làm nổi bật màu hồng của hai gò má.

- Cảm giác sung sướng của bé Hồng khi ở trong lòng mẹ:Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.

Cảm nhận của em về nhân vật bé Hồng: Bé Hồng lương thiện, đầy tình yêu thương mẹ.


Câu hỏi:

Bài tập 4

Nhân vật người cô qua suy nghĩ của bé Hồng

Hướng dẫn giải :

Đọc kĩ phần 1, chú ý những lời thoại của người cô và Hồng.

Lời giải chi tiết :

Nhân vật người cô qua suy nghĩ của nhân vật Hồng: là người có ý nghĩa cay đọc, nét mặt giả tạo, luôn gieo vào đầu Hồng những hoài nghi để Hồng khinh miệt và ruồng rẫy mẹ.


Câu hỏi:

Bài tập 5

Ghi lại bài học cuộc sống được gợi ra từ câu chuyện của bé Hồng.

Hướng dẫn giải :

Từ kinh nghiệm sống của mình hãy rút ra bài học qua câu chuyện của chú bé Hồng

Lời giải chi tiết :

Không nên nghe theo những lời dụ dỗ ngon ngọt của người khác, mà chúng ta cần hiểu được điều chúng ta mong muốn là gì. Hãy luôn kiên định với lựa chọn của mình và theo đuổi ước mơ đến cùng!

Dụng cụ học tập

Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Có thể bạn chưa biêt?

Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Lời chia sẻ Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Loi Giai SGK