Trang chủ Lớp 7 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức Chương 4. Đất nước dưới thời các vương triều Ngô – Đinh – Tiền Lê (939 – 1009) Bài 9. Đất nước buổi đầu độc lập (939- 967) SBT Lịch sử và Địa lý 7 Kết nối tri thức: 1. Ý nào không phản ánh đúng việc làm của Ngô Quyền để khôi phục nền độc lập dân...

Bài 9. Đất nước buổi đầu độc lập (939- 967) SBT Lịch sử và Địa lý 7 Kết nối tri thức: 1. Ý nào không phản ánh đúng việc làm của Ngô Quyền để khôi phục nền độc lập dân...

Giải và trình bày phương pháp giải Phần A: Bài tập 1, 2, 3, 4; Phần B: Bài tập 1, 2, 3 Bài 9. Đất nước buổi đầu độc lập (939- 967) SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức. Ý nào không phản ánh đúng việc làm của Ngô Quyền để khôi phục nền độc lập dân tộc?...

Câu hỏi:

Phần A Bài tập 1

Hãy xác định phương án đúng

1.1. Ý nào không phản ánh đúng việc làm của Ngô Quyền để khôi phục nền độc lập dân tộc?

A. Bỏ chức tiết độ sứ của phong kiến phương Bắc.

B. Xưng vương.

C. Đóng đô ở Cổ Loa.

D. Đặt tên nước.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào nội dung mục 1 trang 45 SGK Lịch sử 7

Lời giải chi tiết :

Năm 939, sau chiến thắng Bạch Đằng, Ngô Quyền bỏ chức tiết độ sứ, xưng vương và đóng đô ở Cổ Loa (Hà Nội).

=> Chọn D

1.2. Những việc làm của Ngô Quyền đã thể hiện điều gì?

A. Tư tưởng cát cứ.

B. Tinh thần độc lập, tự chủ.

C. Sự thần phục đối với nhà Nam Hán.

D. Sự phục hưng mạnh mẽ của dân tộc.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào nội dung mục 1 trang 45 SGK Lịch sử 7

Lời giải chi tiết :

Những việc làm của Ngô Quyền thể hiện việc nền độc lập được khẳng định, tạo ra nền tảng căn bản cho công cuộc phát triển đất nước sau này.

=> Chọn B

1.3. Những việc làm của Ngô Quyền có ý nghĩa như thế nào đối với đất nước?

A. Đánh dấu quá trình dựng nước bắt đầu.

B. Nền độc lập dân tộc được khẳng định.

C. Tạo ra nền tảng cho công cuộc phát triển đất nước sau này.

D. Nền độc lập dân tộc được khẳng định và tạo ra nền tảng căn bản cho công cuộc phát triển đất nước sau này.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào nội dung mục 1 trang 45 SGK Lịch sử 7

Lời giải chi tiết :

Ý nghĩa:

Nền độc lập dân tộc được khẳng định, tạo ra nền tảng căn bản cho công cuộc phát triển đất nước sau này.

=> Chọn D

1.4. Sau khi Ngô Quyền mất, đất nước rơi và tình trạng cát cứ của 12 sứ quán vì

A. sự xúi giục và hỗ trợ của nhà Nam Hán.

B. chính quyền trung ương của nhà Ngô suy yếu.

C. đời sống khổ cực nên nhân dân các nơi đã nổi dậy đấu tranh.

D. các quan lại ngoại thích lộng quyền.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào nội dung mục 2 trang 46 SGK Lịch sử 7

Lời giải chi tiết :

Năm 944, Ngô Quyền mất, chính quyền nhà Ngô suy yếu nhanh chóng. Nhân cơ hội đó, các thế lực hào trưởng địa phương nổi lên, mỗi người chiếm cứ một vùng.

=> Chọn B

1.5. Để dẹp yên các sứ quân, chấm dứt tình trạng cát cứ, Đinh Bộ Lĩnh đã áp dụng biện pháp nào?

A. Biện pháp vừa mềm dẻo vừa cứng rắn.

B. Biện pháp cứng rắn.

C. Biện pháp thuyết phục.

D. Biện pháp mềm dẻo.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào nội dung mục 2 trang 46 SGK Lịch sử 7

Lời giải chi tiết :

Với tài năng của mình, lại được nhân dân ủng hộ, Đinh Bộ Lĩnh đánh đâu thắng đó, được tôn là Vạn Thắng Vương. Trong 2 năm (966-967), bằng các biện pháp vừa mềm dẻo vừa cứng rắn, ông đã lần lượt dẹp yên các sứ quân.

=> Chọn A

1.6. Những việc làm của Đinh Bộ Lĩnh có ý nghĩa như thế nào?

A. Đập tan tư tưởng cát cứ, chia rẽ.

B. Thống nhất đất nước, tạo tiền đề xây dựng và phát triển đất nước về sau.

C. Khiến phong kiến Trung Quốc phải kiêng nể.

D. Tạo điều kiện để mở rộng lãnh thổ đất nước.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào nội dung mục 2 trang 46 SGK Lịch sử 7

Lời giải chi tiết :

Bằng các biện pháp vừa mềm dẻo vừa cứng rắn, ông lần lượt dẹp yên các sứ quân, chấm dứt tình trạng cát cứ, thống nhất đất nước và sau đó lập ra nhà Đinh.

=> Chọn B


Câu hỏi:

Phần A Bài tập 2

Hãy xác định câu đúng (Đ) hoặc sai (Sai) về nội dung lịch sử.

A. ☐ Chính quyền trung ương dưới thời Ngô do vua đứng đầu. Nhà vua có quyền quyết định mọi việc ở trung ương.

B. ☐ Thời Ngô, dưới vua có các quan văn, võ, phụ trách từng công việc.

C. ☐ Thời Ngô, ở địa phương vua giao cho các tướng lĩnh trấn giữ các châu quan trọng.

D. ☐ Thời Ngô, tổ chức chính quyền từ trung ương đến địa phương được xây dựng hoàn chỉnh.

E. ☐ Thời Ngô, đất nước được yên bình, văn hoá dân tộc được chú ý khôi phục.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào nội dung mục 1 trang 45 SGK Lịch sử 7

Lời giải chi tiết :

Chính quyền mới được thiết lập do vua là người đứng đầu, có quyền quyết định mọi việc, dưới có các quan văn, võ phụ trách từng công việc. Ở địa phương, vua giao các tướng lĩnh trấn giữ các châu quan trọng. Đất nước được yên bình, văn hoá dân tộc được chú ý khôi phục.

=> Chọn Đúng: B,C,E; Sai: A,D


Câu hỏi:

Phần A Bài tập 3

Hãy vẽ và hoàn thiện sơ đồ bộ máy tổ chức thời Ngô (theo mẫu dưới đây).

image

Hướng dẫn giải :

Dựa vào nội dung mục 1 trang 45 SGK Lịch sử 7

Lời giải chi tiết :

Chính quyền mới được thiết lập do vua là người đứng đầu, có quyền quyết định mọi việc, dưới có các quan văn, võ phụ trách từng công việc. Ở địa phương, vua giao các tướng lĩnh trấn giữ các châu quan trọng.

=> Chọn: (1) Quan Văn (Võ); (2) Quan Võ (Văn); (3) Thứ sử các châu


Câu hỏi:

Phần A Bài tập 4

Hãy xác định ý trả lời đúng về nguyên nhân Đinh Bộ Lĩnh chấm dứt được tình trạng cát cứ của12 sứ quân, thống nhất đất nước.

A. Do đáp ứng yêu cầu khách quan của đất nước.

B. Đinh Bộ Lĩnh là vị thủ lĩnh có tài, lại được nhân dân ủng hộ.

C. Thế lực của các sứ quân đã suy yếu.

D. Đinh Bộ Lĩnh có đội quân đông và được trang bị vũ khí đầy đủ.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào nội dung mục 2 trang 46 SGK Lịch sử 7

Lời giải chi tiết :

Ngô Quyền mất, chính quyền nhà Ngô suy yếu nhanh chóng. Nhân cơ hội đó, các thế lực hào trưởng địa phương nổi lên, mỗi người chiếm một vùng tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau (các thế lực sứ quân suy yếu).

Trong hoàn cảnh đó, với tài năng của Đinh Bộ Lĩnh, lại được nhân dân ủng hộ, Đinh Bộ Lĩnh đánh đâu thắng đó

=> Chọn A,B,C


Câu hỏi:

Phần B Bài tập 1

Có ý kiến cho rằng: “Ngô Quyền đã khẳng định được nền độc lập của dân tộc và tạo ra nền tảng căn bản cho công cuộc phát triển đất nước sau này”. Em có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao?

Hướng dẫn giải :

Dựa vào nội dung mục 1 trang 45 SGK Lịch sử 7

Lời giải chi tiết :

Em đồng ý, vì:

- Chiến thắng Bạch Đằng (938) do Ngô Quyền lãnh đạo đã mở ra thời kì mới trong lịch sử dân tộc, khép lại 1000 năm bị đô hộ và mở ra thời kì độc lập tự chủ.

- Sau chiến thắng Bạch Đằng, Ngô Quyền bỏ chức tiết độ sứ, xưng vương và đóng đô ở Cổ Loa, xây dựng chính quyền tạo nền tảng căn bản cho công cuộc đất nước phát triển sau này.


Câu hỏi:

Phần B Bài tập 2

Những việc làm của Ngô Quyền sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938 có gì khác với những việc làm của Khúc Thừa Dụ sau khi khởi nghĩa thành công năm 905?

Hướng dẫn giải :

Dựa vào nội dung mục 1 trang 45 SGK Lịch sử 7 kết hợp với kiến thức lịch sử đã học lớp 6

Lời giải chi tiết :

Khác:

Việc làm của Khúc Thừa Dụ

Việc làm của Ngô Quyền

Khúc Thừa Dụ tự xưng là tiết độ sứ

Ngô Quyền bỏ chức tiết độ sứ, xưng vương và đóng đô ở Cổ Loa


Câu hỏi:

Phần B Bài tập 3

Hãy cho biết suy nghĩ của em về Đinh Bộ Lĩnh và công cuộc thống nhất đất nước của ông.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào nội dung mục 2 trang 46 SGK Lịch sử 7

Lời giải chi tiết :

Đinh Bộ Lĩnh là người có tài năng sáng suốt, dũng cảm mưu lược. Ông có công lao to lớn trong việc chấm dứt loạn 12 sứ quân, hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước.

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Có thể bạn chưa biêt?

Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...

Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạo

Lời chia sẻ Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Loi Giai SGK