Trang chủ Lớp 7 SBT Khoa học tự nhiên 7 - Kết nối tri thức Chương VII: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng sinh vật Bài 27. Thực hành: Hô hấp ở thực vật trang 62, 63 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống: Muốn hạt nảy mầm nhanh thì trước khi gieo hạt cần làm gì? Giải thích cơ ...

Bài 27. Thực hành: Hô hấp ở thực vật trang 62, 63 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống: Muốn hạt nảy mầm nhanh thì trước khi gieo hạt cần làm gì? Giải thích cơ ...

Trả lời 27.1, 27.2, 27.3, 27.4, 27.5, 27.6 bài 27. Thực hành: Hô hấp ở thực vật trang 62, 63 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống. Muốn hạt nảy mầm nhanh thì trước khi gieo hạt cần làm gì? Giải thích cơ sở khoa học của cách làm đó...

Câu hỏi:

27.1

Muốn hạt nảy mầm nhanh thì trước khi gieo hạt cần làm gì? Giải thích cơ sở khoa học của cách làm đó.

Hướng dẫn giải :

Tìm hiểu về cấu trúc của vỏ hạt ta thấy rằng vỏ hạt rất cứng nhưng có tính thẩm thấu rất mạnh.

Vì vậy để hạt mau nảy mầm ta thường ngâm hạt trong nước ấm để hạt hút nước phá vỡ vỏ hạt và nảy mầm.

Lời giải chi tiết :

Muốn hạt nảy mầm nhanh nên ngâm hạt trong nước ấm, để làm mềm nhanh vỏ hạt, hạt hút nước phá vỡ trạng thái ngủ nghỉ để chuẩn bị cho quá trình hô hấp xảy ra, hạt sẽ nhanh nảy mầm.


Câu hỏi:

27.2

Sắp xếp các bước làm sau theo đúng tiến trình làm thí nghiệm chứng minh hô hấp ở hạt nảy mầm.

(1) Chọn những hạt chắc, không bị vỡ, không bị mọt.

(2) Cho hạt ra đĩa Petri có lót bông ẩm hoặc giấy thấm ẩm.

(3) Để đĩa trong tủ ấm hoặc nơi có ánh sáng mặt trời để hạt nảy mầm.

(4) Ngâm hạt vào nước ấm.

(5) Quan sát hiện tượng xảy ra ở cốc nước vôi trong.

(6) Đặt đĩa Petri có hạt nảy mầm cùng cốc nước vôi trong vào trong chuông A. Đặt cốc nước vôi trong vào trong chuông B.

Hướng dẫn giải :

Tìm hiểu về quy trình tiến hành thí nghiệm để chứng minh hô hấp ở hạt nảy mầm.

Bước 1: Chuẩn bị hạt nảy mầm.

- Chọn những hạt chắc, không bị vỡ, không bị mọt (Hình 27.2a).

image

- Ngâm hạt ngập trong cốc nước ấm khoảng 400C trong 2 giờ (Hình 27.2b).

image

- Chuẩn bị đĩa Petri có lót bông hoặc giấy thấm đã thấm nước. Lấy hạt vừa ngâm rải đều trên lớp giấy thấm hoặc bông, đậy tờ giấy thấm hoặc bông đã thấm nước lên phía trên (Hình 27.2c, d).

image

- Để đĩa hạt trong điều kiện nhiệt độ phòng hoặc trong tủ ấm nhiệt độ khoảng 300C đến 350C để hạt nảy mầm (Hình 27.2e).

image

Lời giải chi tiết :

(1) => (4) => (2) => (3) => (6) => (5).


Câu hỏi:

27.3

Các khẳng định sau đây đúng hay sai khi nói về thí nghiệm chứng minh hô hấp ở thực vật?

image

Hướng dẫn giải :

Ngâm hạt trong nước ấm trước khi gieo để làm mềm vỏ và cho hạt hút nước để phá vỡ trạng thái ngủ nghỉ của hạt, giúp hạt dễ nảy mầm.

Lót bông hoặc giấy đã thấm ẩm rồi đặt trong đĩa Petri để giúp hạt hút nước tăng cường hô hấp tế bào, phá vỡ trạng thái ngủ nghỉ của hạt, giúp hạt dễ nảy mầm.

Hạt sau khi ngâm nước tiếp tục được để ở tủ ấm hoặc nơi khô thoáng để có điều kiện nhiệt độ thích hợp, kích thích hạt nảy mầm

Đậy chuông kín trong thí nghiệm hô hấp tế bào ở hạt nảy mầm là để carbon dioxide của không khí không vào bên trong chuông được

Cốc nước vôi trong ở chuông có hạt nảy mầm trở nên đục và có lớp váng trắng trên bề mặt còn ở chuông không có hạt nảy mầm thì không có hiện tượng đó là do khi hạt hô hấp mạnh để nảy mầm thì lượng CO2 sẽ thoát ra nhiều phản ứng với nước vôi trong làm nước vôi trong trở nên đục hơn.

Lời giải chi tiết :

1 - S; 2- S; 3- Đ; 4- Đ; 5 - Đ.


Câu hỏi:

27.4

Nhà Hoa vừa thu hoạch lạc, Hoa chọn những củ già, chắc, bóc lấy hạt và lấy khoảng 300 g hạt chia thành hai phần bằng nhau. Một phần cất vào túi nylon hút chân không, một phần để trên đĩa và đặt trong phòng. Sau 7 ngày, Hoa thấy trên đĩa có nhiều hạt đã nảy mầm, còn trong túi nylon không có hiện tượng hạt nảy mầm.

Em hãy giải thích:

a) Thí nghiệm bạn Hoa làm và hiện tượng quan sát được chứng minh điều gì?

b) Hiện tượng hạt lạc nảy mầm liên quan đến quá trình sinh lý nào?

c) Tại sao hạt lạc trên đĩa nảy mầm còn hạt lạc trong túi nylon thì không?

Hướng dẫn giải :

Nước, nồng độ khí oxygen, khí carbon dioxide và nhiệt độ là một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hô hấp tế bào.

Hạt nảy mầm khi cường độ hô hấp diễn ra mạnh.

Lời giải chi tiết :

a) Thí nghiệm chứng minh: Các yếu tố như nồng độ oxygen, nhiệt độ, độ ẩm phù hợp sẽ giúp hạt thực hiện quá trình hô hấp (thể hiện qua quá trình nảy mầm).

b) Hạt lạc nảy mầm liên quan đến quá trình hô hấp tế bào.

c) Hạt lạc trong túi nylon không nảy mầm được vì trong túi nylon kín, các điều kiện như nồng độ oxygen, độ ẩm không thích hợp để quá trình hô hấp tế bào diễn ra mạnh, cung cấp năng lượng cho quá trình nảy mầm.


Câu hỏi:

27.5

Bạn An muốn làm thí nghiệm quan sát sinh trưởng và phát triển của cây ngô. Bà cho An một ít hạt ngô và dặn An để trong miếng vải. Hằng ngày tưới nước để túi vải luôn ẩm cho hạt ngô dễ nảy mầm. Khoảng ba ngày sau, khi hạt ngô đã nhú mầm, An thấy túi ngô ấm lên. Em hãy giải thích hiện tượng trên.

Hướng dẫn giải :

Quá trình hô hấp tế bào sản sinh ra năng lượng ATP cung có cho các hoạt động sống tuy nhiên đồng thời quá trình hô hấp tế bào còn giải phóng ra năng lượng ở dạng nhiệt năng.

Lời giải chi tiết :

Quá trình hô hấp tế bào diễn ra mạnh khi hạt nảy mầm, quá trình này giải phóng ra năng lượng, một phần năng lượng đó ở dạng nhiệt nên túi ngô ấm hơn.


Câu hỏi:

27.6

Tại sao trong thí nghiệm quan sát hô hấp ở hạt nảy mầm, cốc nước vôi trong ở chuông có đĩa hạt đậu nảy mầm có vàng đục trên bề mặt?

Hướng dẫn giải :

Hô hấp tế bào sản sinh ra CO2 phản ứng với nước vôi trong làm cho nước vôi trong bị đục hơn.

Lời giải chi tiết :

Váng trong cốc nước vôi là kết tủa CaCO3 được tạo thành do phản ứng giữa khí CO2 và Ca(OH)2. Khí CO2 được tạo ra trong quá trình hô hấp của hạt.

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay, các dụng cụ thí nghiệm như kính hiển vi, ống nghiệm, hóa chất,...

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Có thể bạn chưa biêt?

Môn Khoa Học Tự Nhiên là môn gì? Đây là môn học được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng của các môn Vật Lí, Hóa Học, Sinh Học và Khoa học Trái Đất. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là gộp các môn: Vật Lí, Hóa Học và Sinh Học ở chương trình THCS vào làm một.

Nguồn : Gia sư đất việt

Lời chia sẻ Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Loi Giai SGK