Trang chủ Lớp 7 SBT Khoa học tự nhiên 7 - Kết nối tri thức Chương V. Ánh sáng Bài 15. Năng lượng ánh sáng. Tia sáng, vùng tối trang 44, 45 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống: Một mục tiêu di động giữa A và B ở bên kia một bức...

Bài 15. Năng lượng ánh sáng. Tia sáng, vùng tối trang 44, 45 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống: Một mục tiêu di động giữa A và B ở bên kia một bức...

Hướng dẫn cách giải/trả lời 15.1, 15.2, 15.3, 15.4, 15.5, 15.6, 15.7, 15.8, 15.9 bài 15. Năng lượng ánh sáng. Tia sáng, vùng tối trang 44, 45 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống. Dụng cụ thí nghiệm thu năng lượng ánh sáng chuyển hóa thành điện năng gồm...Một mục tiêu di động giữa A và B ở bên kia một bức tường, trên bức tường có một lỗ thủng nhỏ (H15.2)

Câu hỏi:

15.1

Dụng cụ thí nghiệm thu năng lượng ánh sáng chuyển hóa thành điện năng gồm:

A. pin quang điện, bóng đèn Led, dây nối.

B. đèn pin, pin quang điện, điện kế, dây nối.

C. đèn pin, pin quang điện, bóng đèn Led.

D. pin quang điện, dây nối.

Lời giải chi tiết :

Chọn đáp án D. pin quang điện, dây nối.


Câu hỏi:

15.2

Máy tính cầm tay sử dụng năng lượng Mặt Trời đã chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành

A. điện năng B. nhiệt năng C. hóa năng D. cơ năng

Lời giải chi tiết :

Chọn đáp án A. điện năng


Câu hỏi:

15.3

Hình 15.1 biểu diễn một tia sáng truyền trong không khí, mũi tên cho ta biết

image

A. màu sắc của ánh sáng.

B. hướng truyền của ánh sáng.

C. tốc độ truyền ánh sáng.

D. độ mạnh yếu của ánh sáng.

Lời giải chi tiết :

Chọn đáp án B. hướng truyền của ánh sáng.


Câu hỏi:

15.4

Một mục tiêu di động giữa A và B ở bên kia một bức tường, trên bức tường có một lỗ thủng nhỏ (H15.2). Ở bên này bức tường, quan sát viên cần phải đặt mắt quan sát trong khoảng nào để nhìn thấy mục tiêu?

image

A. Từ P đến M B. Từ M đến N

C. Từ M đến Q D. Từ P đến N

Hướng dẫn giải :

- Khi không gặp vật cản, tia sáng truyền đi theo đường thẳng.

ð Nối A và B lần lượt với lỗ sáng trên tường, kéo dài => mắt người quan sát cần đặt trong khoảng giới hạn bởi hai tia sáng này.

Lời giải chi tiết :

Chọn đáp án B. Từ M đến N

image


Câu hỏi:

15.5

Khi xếp hàng chào cờ, em cần phải ngắm như thế nào để đứng thẳng hàng với các bạn? Giải thích cách làm.

Lời giải chi tiết :

Để xếp thẳng hàng, 3 bạn liền nhau khi đứng thẳng thì bạn 1 không nhìn thấy gáy của bạn 3, Vì tia sáng từ gáy của bạn 3 bị bạn 2 cản lại nên bạn 1 không nhìn thấy gáy của bạn 3.

image


Câu hỏi:

15.6

Chùm ánh sáng phát ra từ đèn pha xe máy khi chiếu xa là chùm ánh sáng

A. hội tụ B. phân kì

C. song song D. Cả A, B, C đều sai

Lời giải chi tiết :

Chọn đáp án C. song song


Câu hỏi:

15.7

Trong thí nghiệm tạo bóng với nguồn sáng rộng, kích thước bóng nửa tối thay đổi thế nào khi di chuyển màn chắn ra xa vật cản sáng?

A. tăng lên B. giảm đi

C. không thay đổi D. lúc đầu giảm đi, sau đó tăng lên

Lời giải chi tiết :

Chọn đáp án A. tăng lên


Câu hỏi:

15.8

Bài tập thí nghiệm ở nhà: Bố trí thí nghiệm như hình 15.3: dùng quả bóng bịt kín miệng của chai thủy tinh. Đặt chai ra ngoài trời nắng 10 phút, quan sát sự thay đổi hình dạng của quả bóng bay, mô tả và giải thích.

image

Lời giải chi tiết :

- Hiện tượng: bóng bay phình to ra.

- Nguyên nhân: do năng lượng ánh sáng mặt trời chuyển hóa thành nhiệt năng đốt nóng không khí trong chai, khí nóng lên nở ra tràn vào bóng bay làm bóng bay phình to ra.


Câu hỏi:

15.9

Hoạt động trải nghiệm ở sân trường.

Dùng một chiếc thước dây có ĐCNN đến 1cm, chiếc thước kẻ có ĐCNN 1mm, chiếc cọc cao 1m và bóng của nó, em hãy trình bày cách xác định chiều cao cột cờ trường em vào một ngày có nắng. Coi chùm ánh sáng Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất trong phạm vi hẹp là chùm sáng song song.

Chọn một ngày trời nắng, thực hành theo nhóm và báo cáo kết quả theo mẫu bảng sau:

Lần đo

Chiều dài bóng chiếc cọc (m)

Chiều dài bóng cột cờ (m)

Chiều cao cột cờ (m)

1

…?...

…?...

…?...

2

…?...

…?...

…?...

3

…?...

…?...

…?...

Chiều cao trung bình của cột cờ là: …?... (m)

Lời giải chi tiết :

Học sinh tự làm theo hướng dẫn.

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay, các dụng cụ thí nghiệm như kính hiển vi, ống nghiệm, hóa chất,...

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Có thể bạn chưa biêt?

Môn Khoa Học Tự Nhiên là môn gì? Đây là môn học được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng của các môn Vật Lí, Hóa Học, Sinh Học và Khoa học Trái Đất. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là gộp các môn: Vật Lí, Hóa Học và Sinh Học ở chương trình THCS vào làm một.

Nguồn : Gia sư đất việt

Lời chia sẻ Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Loi Giai SGK