Trang chủ Lớp 7 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Chương 8: Cảm ứng ở sinh vật Bài 35. Thực hành: Cảm ứng ở sinh vật trang 145, 146, 147 Khoa học tự nhiên 7 - Kết nối tri thức: Tại sao trong thí nghiệm chứng minh tính hướng nước...

Bài 35. Thực hành: Cảm ứng ở sinh vật trang 145, 146, 147 Khoa học tự nhiên 7 - Kết nối tri thức: Tại sao trong thí nghiệm chứng minh tính hướng nước...

Phân tích và giải bài 35. Thực hành: Cảm ứng ở sinh vật trang 145, 146, 147 Khoa học tự nhiên 7 - Kết nối tri thức. Báo cáo thực hành: Cảm ứng ở sinh vật...Tại sao trong thí nghiệm chứng minh tính hướng nước

Câu hỏi:

Lý thuyết thực hành

Thực hành: Cảm ứng ở sinh vật

Mục tiêu

• Trình bày được cách làm thí nghiệm chứng minh tính cảm ứng ở thực vật (ví dụ hướng hướng nước, hướng tiếp xúc).

• Quan sát, ghi chép và trình bày được kết quả quan sát một số tập tính của động vật.

I. Chuẩn bị

1. Dụng cụ

- Chậu trồng cây cảnh/khay nhựa; đất/cát trồng cây; que tre hoặc gỗ nhỏ; chậu hoặc chai nhựa (đã sử dụng) đục lỗ nhỏ; nước; hộp carton.

- Tranh ảnh về một số hiện tượng cảm ứng ở cây xanh; video về một số tập tính ở động vật như tập tính kiếm ăn, đánh dấu lãnh thổ, chăm sóc con non, di cư, sống bầy đàn,...

2. Mẫu vật

- Hạt đỗ (đậu), hạt bầu, hạt bí hoặc cây non của các loài đó.

II. Cách tiến hành

1. Thí nghiệm chứng minh tính hướng nước của cây

- Chuẩn bị: 2 chậu đất/cát giống nhau (nếu sử dụng đất, cần lấy đất tơi xốp, nhiều mùn để khi nhổ cây quan sát không bị đứt rễ).

imageBước 1: Gieo hạt đỗ vào 2 chậu, tưới nước đủ ẩm.

Bước 2: Theo dõi sự nảy nảy mầm của hai thành cây có mầm của hạt thành cây có từ 3 đến 5 lá.

Bước 3: Đặt chậu nước có lỗ thủng nhỏ vào trong 1 chậu cây sao cho nước ngấm vào đất mà không gây ngập úng cây (cách bố trí theo Hình 35.1).

Bước 4: Sau 3 đến 5 ngày (kể từ khi đặt chậu nước), nhẹ nhàng nhổ cây ra khỏi chậu và quan sát hướng mọc của rễ cây.

2. Thí nghiệm chứng minh tính hướng sáng của cây

- Chuẩn bị: 2 chậu đất trồng cây giống nhau; 2 hộp carton không đáy, 1 hộp khoét lỗ phía trên, hộp còn lại khoét phía bên cạnh.

image

Bước 1: Gieo hạt đỗ vào trong đất, tưới nước đủ ẩm và đợi cho đến khi hạt nảy mầm (Hình a).

Bước 2: Úp lên mỗi chậu cây 1 hộp carton, đặt trong môi trường ánh sáng tự nhiên (Hình b).

Bước 3: Sau khoảng từ 3 đến 5 ngày, nhấc hộp carton ra khỏi các chậu cây, quan sát hướng của thân cây (Hình c).

3. Quan sát tính hướng tiếp xúc của cây

- Quan sát tranh ảnh, video về cây mướp hoặc cây bầu, bí.

- Ghi kết quả quan sát được vào phiếu theo mẫu Bảng 35.2.

4. Quan sát một số tập tính của động vật

- Quan sát tranh ảnh, video về một số tập tính ở động vật như tập tính kiếm ăn, đánh dấu lãnh thổ, chăm sóc con non, di cư, sống bầy đàn,...

- Ghi chép kết quả quan sát được vào phiếu theo mẫu Bảng 35.3.


Câu hỏi:

Kết quả thực hành

III. Kết quả

1. Hoàn thành bảng ghi kết quả thí nghiệm và quan sát theo mẫu Bảng 35.1, 35.2, 35.3.

image

image

image

Lời giải chi tiết :

image

image

image

2. Nhận xét, kết luận về kết quả của các thí nghiệm chứng minh tính hướng nước, hướng sáng, hướng tiếp xúc của cây.

Lời giải chi tiết :

Tính hướng nước:

- Rễ cây có tính hướng nước (hướng tới nguồn nước).

- Trong chậu cây thí nghiệm, rễ cây sinh trưởng hưởng về một phía là phía có nguồn nước.

→ Trong tự nhiên rễ cây luôn mọc hướng về phía có nguồn nước, giúp tăng hấp thụ nước, cung cấp nước cho cây.

Tính hướng sáng:

- Ngọn cây có tính hướng sáng (uốn cong về phía có nguồn sáng).

+ Trong hộp carton được khoét lỗ phía trên, ngọn cây nhận được nhiều ánh sáng nhất theo hướng thẳng đứng → các cây mọc thẳng, hướng lên trên.

+ Trong hộp carton được khoét lỗ phía bên cạnh, chỉ một phía của cây con nhận được ánh sáng → ngọn cây vươn dài về lỗ bên cạnh để nhận ánh sáng.

Hướng tiếp xúc:

- Ở phần lớn các loài cây thân leo như bầu, bí, nho, đậu biếc,... có tính hướng tiếp xúc (bám vào giá thể để leo, hướng thân cây lên trên).

Trả lời các câu hỏi sau:

1. Tại sao trong thí nghiệm chứng minh tính hướng nước, người ta lại đặt chậu nước thủng lỗ nhỏ ở một phía của chậu cây và chỉ cho nước ngấm từ từ mà không để nước ngấm nhanh ra khắp chậu?

2. Trong thí nghiệm chứng minh tính hướng sáng, nếu thường xuyên xoay chậu theo các hướng khác nhau thì kết quả sẽ như thế nào? Giải thích.

Lời giải chi tiết :

1. Trong thí nghiệm chứng minh tính hướng nước, người ta lại đặt chậu nước thủng lỗ nhỏ ở một phía của chậu cây và chỉ cho nước ngấm từ từ mà không để nước ngấm nhanh ra khắp chậu vì:

- Giữ nước ngấm ra từ một phía để tạo sự khác biệt về điều kiện nước ở hai phía của cây (một bên có nước, một bên không có nước).

- Tránh trường hợp cây bị ngập úng, thối rễ.

2. Trong thí nghiệm chứng minh tính hướng sáng, nếu thường xuyên xoay chậu theo các hướng khác nhau thì các phía của ngọn cây sẽ nhận được lượng ánh sáng như nhau, ngọn cây sẽ mọc thẳng đứng.

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay, các dụng cụ thí nghiệm như kính hiển vi, ống nghiệm, hóa chất,...

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Có thể bạn chưa biêt?

Môn Khoa Học Tự Nhiên là môn gì? Đây là môn học được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng của các môn Vật Lí, Hóa Học, Sinh Học và Khoa học Trái Đất. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là gộp các môn: Vật Lí, Hóa Học và Sinh Học ở chương trình THCS vào làm một.

Nguồn : Gia sư đất việt

Lời chia sẻ Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Loi Giai SGK