Trang chủ Lớp 6 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Kết nối tri thức Bài 8: Khác biệt và gần gũi (Sách bài tập Ngữ văn 6 - Kết nối tri thức) Bài tập 8 trang 21,22 Bài 8 SBT Văn 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: [. . ] Khi cháu tránh xa những kẻ ấy, không phải cháu hèn nhát, mà là cháu khôn ngoan...

Bài tập 8 trang 21,22 Bài 8 SBT Văn 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: [. . ] Khi cháu tránh xa những kẻ ấy, không phải cháu hèn nhát, mà là cháu khôn ngoan...

Lời Giải Câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, giải Bài tập 8 trang 21,22 Bài 8 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống - Đọc hiểu và thực hành tiếng Việt - Bài 8. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi...[...] Khi cháu tránh xa những kẻ ấy, không phải cháu hèn nhát, mà là cháu khôn ngoan

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Khi bắt đầu đi học, bao nhiêu điều mới mẻ, tuyệt vời sẽ đến với cháu. Nhưng không phải tất cả đều hoàn hảo cả, cháu ạ. Cháu - cũng như bao cô cậu học trò trạc tuổi của cháu - rất có nguy cơ sẽ gặp phải những kẻ hay bắt nạt ở trường, và cả trong những lúc khác nhau của cuộc đời mình nữa. Việc ông cháu mình cùng học cách đối phó với những kẻ bắt nạt ấy có thể giúp cháu rất nhiều về sau đấy. Lá thư này không chỉ dành riêng cho cháu, mà còn cho cả bố mẹ cháu nữa. Để đối phó với những kẻ này, phải có sự kết hợp cùng nhau của cháu và bố mẹ nữa.

[...] Khi gặp một kẻ hay bắt nạt, phản ứng đầu tiên của chúng ta thường là sợ hãi. Nhưng rồi chúng ta sẽ cảm thấy xấu hổ và giận dữ. Nhưng cách tốt nhất để đối phó với một kẻ hay bắt nạt không phải là đánh trả - điều này thậm chí còn làm mọi việc trở nên tồi tệ hơn.

[...] Khi cháu tránh xa những kẻ ấy, không phải cháu hèn nhát, mà là cháu khôn ngoan. Điều tiếp theo cháu nên làm là tâm sự với một người lớn nào đó mà cháu tin tưởng về mọi chuyện. Thầy cô giáo cũng có thể giúp cháu, nhưng bố mẹ cháu chính là người phải biết trước tiên. Và đây là phần mà ông muốn bố mẹ cháu cùng đọc. Nếu cháu bị bắt nạt, bố mẹ cháu nên làm gì?

(Đa-ni-en Gốt-li-ep, Những bức thư gửi cháu Sam, trích Thông điệp cuộc sống, Minh Trâm - Hoa Phượng - Ngọc Hân dịch, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2012, tr. 117 - 118)

Câu hỏi:

Câu 1

Đoạn trích là lời của ai nói với ai và được trình bày bằng hình thức nào?

Hướng dẫn giải :

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích là lời của ông nói với cháu, được trình bày bằng hình thức viết thư.


Câu hỏi:

Câu 2

Theo thông tin trong đoạn trích, chuyện bắt nạt thường xảy ra với ai, ở đâu?

Hướng dẫn giải :

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết :

Theo thông tin mà đoạn trích đã nêu, chuyện bắt nạt thường xảy ra với cháu và các học trò trạc tuổi cháu, ở mọi nơi.


Câu hỏi:

Câu 3

Đoạn trích nói về những kẻ bắt nạt hay cách đối phó khi bị bắt nạt? Những câu nào giúp em nhận ra điều đó?

Hướng dẫn giải :

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết :

Căn cứ vào các câu: “Việc ông cháu mình cùng học cách đối phó với những kẻ bắt nạt ấy có thể giúp cháu rất nhiều về sau đấy.” và “Nhưng cách tốt nhất để đối phó với một kẻ hay bắt nạt không phải là đánh trả - điều này thậm chí còn làm mọi việc trở nên tồi tệ hơn”, ta biết rằng đoạn trích tập trung nói về cách đối phó khi bị bắt nạt.


Câu hỏi:

Câu 4

Vì sao tác giả cho rằng tránh xa những kẻ bắt nạt không phải là hèn nhát mà là khôn ngoan?

Hướng dẫn giải :

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết :

Tránh xa những kẻ bắt nạt thì việc bắt nạt sẽ không diễn ra, hoặc nếu đã diễn ra trước đó thì cũng không làm cho sự việc rắc rối thêm. Như vậy là khôn ngoan.


Câu hỏi:

Câu 5

Theo lời khuyên của người ông đối với cháu, khi bị bắt nạt, cách ứng xử tốt nhất là gì? Phân tích tác dụng tích cực của cách ứng xử ấy.

Hướng dẫn giải :

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết :

Theo lời khuyên của ông dành cho cháu, khi bị bắt nạt, cách ứng xử tốt nhất là:

- Không đánh trả lại kẻ bắt nạt, vì đánh trả lại sẽ khiến kẻ bắt nạt có cớ đẩy tình trạng đến mức trầm trọng hơn.

- Tránh xa những kẻ bắt nạt, vì như thế sẽ tránh được những mâu thuẫn có thể nảy sinh.

- Nhờ bố mẹ hoặc thầy cô giúp đỡ, vì họ là người lớn, có thể tìm được những cách giải quyết hợp lí hơn.


Câu hỏi:

Câu 6

Em có thể rút ra bài học cho bản thân từ những điều được bàn trong đoạn trích không? Vì sao?

Hướng dẫn giải :

Liên hệ bản thân

Lời giải chi tiết :

Chuyện bị bắt nạt có thể xảy ra đối với bất cứ ai. Khi gặp tình huống như vậy, những lời khuyên của ông đối với cháu trong đoạn trích này thực sự là những bài học thiết thực.


Câu hỏi:

Câu 7

Sau đây là những câu biến đổi cấu trúc so với câu gốc trong đoạn trích:

- Trường hợp thứ nhất:

+ Câu trong đoạn trích: Lá thư này không chỉ dành riêng cho cháu, mà còn cho cả bố mẹ cháu nữa.

+ Câu biến đổi cấu trúc: Lá thư này không chỉ dành riêng cho bố mẹ cháu, mà còn cho cả cháu nữa.

- Trường hợp thứ hai:

+ Câu trong đoạn trích: Thầy cô giáo cũng có thể giúp cháu, nhưng bố mẹ cháu chính là người phải biết trước tiên.

+ Câu biến đổi cấu trúc: Bố mẹ cháu cũng có thể giúp cháu, nhưng thầy cô giáo chính là người phải biết trước tiên.

Có thể dùng những câu đã thay đổi cấu trúc để thay thế cho câu gốc trong đoạn trích được không? Vì sao?

Hướng dẫn giải :

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết :

Với các trường hợp này, không thể dùng các câu đã biến đổi cấu trúc để thay cho những câu gốc trong đoạn trích được. Cụ thể:

- Ở trường hợp thứ nhất: thư ông viết cho cháu thì đối tượng trước hết không thể là bố mẹ cháu.

- Ở trường hợp thứ hai: khi con cái bị bắt nạt, thì bố mẹ phải giúp đỡ con trước, sau đó mới nhờ đến thầy cô giáo.

Dụng cụ học tập

Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Có thể bạn chưa biêt?

Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Lời chia sẻ Lớp 6

Lớp 6 - Năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, mọi thứ đều mới mẻ và đầy thách thức. Hãy tự tin làm quen với bạn bè mới và đón nhận những cơ hội học tập thú vị!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Loi Giai SGK