Trang chủ Lớp 6 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Kết nối tri thức Bài 3: Yêu thương và chia sẻ Bài tập 2 trang 17,18 SBT Văn 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Khi quẹt que diêm thứ hai, cô bé bán diêm đã “nhìn thấy" những hình ảnh gì?...

Bài tập 2 trang 17,18 SBT Văn 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Khi quẹt que diêm thứ hai, cô bé bán diêm đã “nhìn thấy" những hình ảnh gì?...

Lời Giải Câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, giải Bài tập 2 trang 17,18 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống - Đọc hiểu và thực hành tiếng Việt - Bài 3. Đọc lại văn bản Có bé bán diêm (từ Em quẹt que diêm thứ hai đến của em bé bán diêm) trong SGK (tr...Khi quẹt que diêm thứ hai, cô bé bán diêm đã “nhìn thấy" những hình ảnh gì?

Đọc lại văn bản Cô bé bán diêm (từ Em quẹt que diêm thứ hai đến của em bé bán diêm) trong SGK (tr. 63) và trả lời các câu hỏi

Câu hỏi:

Câu 1

Xác định ngôi kể của người kể chuyện trong đoạn trích

Hướng dẫn giải :

Dựa vào mục giới thiệu về người kể chuyện và ngôi kể trong phần Tri thức ngữ văn của bài 1. Tôi và các bạn trong SGK để tìm ra câu trả lời

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích được kể theo ngôi thứ 3 - người kể giấu mình, quan sát và kể lại mọi sự việc trong câu chuyện theo cái nhìn khách quan nhất


Câu hỏi:

Câu 2

Khi quẹt que diêm thứ hai, cô bé bán diêm đã “nhìn thấy” những hình ảnh gì?

Hướng dẫn giải :

Đọc đoạn trích từ “Em quẹt que diêm thứ hai...tiến về phía em bé”

Lời giải chi tiết :

Khi quẹt que điệm thứ hai, cô bé bán diêm đã “nhìn thấy” hình ảnh bàn ăn được bày biện rất đẹp và một con ngỗng quay đang nhảy ra khỏi đĩa, tiến về phía em.


Câu hỏi:

Câu 3

Những hình ảnh hiện lên trong trí tưởng tượng của cô bé bán diêm khi quẹt que diêm thứ hai thể hiện ước muốn gì? Ước muốn đó cho thấy nỗi khổ nào của cô bé?

Hướng dẫn giải :

Đọc đoạn trích từ “Em quẹt que diêm thứ hai...cảnh nghèo khổ của em bé bán diêm”

Lời giải chi tiết :

Những hình ảnh hiện lên trong trí tưởng tượng của cô bé bán diêm khi quẹt que điểm thứ hai thể hiện ước muốn có được một bữa ăn ngon lành trong đêm Giáng sinh như bao nhiêu trẻ em khác. Ước muốn đó cho thấy có bé không chỉ bị rét mà còn rất đói.


Câu hỏi:

Câu 4

Tác giả muốn nhấn mạnh điều gì khi miêu tả sự tương phản giữa “mộng mị” của cô bé bán diêm và thực tế ngoài đường phố?

Hướng dẫn giải :

Đọc hiểu đoạn trích

Lời giải chi tiết :

Miêu tả sự tương phản giữa “mộng mị” của cô bé bán diêm và thực tế ngoài đường phố, tác giả muốn nhấn mạnh tình cảnh đáng thương của cô bé. Em gái nhỏ trong cảnh đói rét cùng khổ chỉ còa biết mong ước, tưởng tượng, khao khát,...


Câu hỏi:

Câu 5

Theo em, vì sao khách đi đường “hoàn toàn lãnh đạm” trước tình cảnh đáng thương của cô bé bán diêm? Nếu là một người qua đường lúc đó, em sẽ làm gì?

Hướng dẫn giải :

Đọc hiểu đoạn trích. Liên hệ bản thân

Lời giải chi tiết :

Khách đi đường “hoàn toàn lãnh đạm" trước tình cảnh đáng thương của cô bé bán diêm vì lúc đó họ chỉ nghĩ đến bản thân và gia đình mình; vì trái tim họ đã chai sạn, thờ ơ, vô cảm trước nổi khổ của người khác. Theo em, chúng ta không nên có thái độ thờ ơ vô tâm như vậy vì cùng là đồng loại với nhau, chúng ta phải biết yêu thương san sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn hơn, để giúp họ vơi đi phần nào nỗi buồn vì sự khó khăn, vất vả.


Câu hỏi:

Câu 6

Tìm cụm danh từ trong những câu sau. Xác định trung tâm của cụm danh từ và những ý nghĩa mà trung tâm đó được bổ sung.

a. Em quẹt que điêm thứ hai, diêm cháy và sáng rực lên.

b. Bức tường như biến thành một tấm rèm bằng vải màn.

Hướng dẫn giải :

Vận dụng kiến thức về danh từ để làm bài

Lời giải chi tiết :

a. Cụm danh từ: que diêm thứ hai.

- Trung tâm của cụm danh tứ: Que diêm.

- Phần phụ sau: thứ hai, bổ sung cho danh từ trung tâm đặc điểm, hạn định danh từ ra khỏi sự vật cùng loại.

b. Cụm danh từ: một tấm rèm bằng vải màn.

- Trung tâm của cụm danh từ: tấm rèm.

- Phần phụ trước: một, chỉ số lượng.

- Phần phụ sau: bằng vải màn, nêu đặc điểm, chất liệu của tấm rèm


Câu hỏi:

Câu 7

Dòng nào sau đây KHÔNG phải cụm danh từ?

A. Một con ngỗng quay

B. Ngỗng ta nhảy ra khỏi đĩa

C. Những bức tường dày đặc và lạnh lẽo

D. Mấy người khách qua đường

Hướng dẫn giải :

Vận dụng kiến thức về danh từ để làm bài

Lời giải chi tiết :

Đáp án B.

Dụng cụ học tập

Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Có thể bạn chưa biêt?

Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Lời chia sẻ Lớp 6

Lớp 6 - Năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, mọi thứ đều mới mẻ và đầy thách thức. Hãy tự tin làm quen với bạn bè mới và đón nhận những cơ hội học tập thú vị!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Loi Giai SGK