Trang chủ KHTN Lớp 6 Câu 1 Trình bày các bước đo chiều dài, khối lượng và nhiệt độ? Câu 2 Thế nào là sự...
Câu hỏi :

Câu 1 Trình bày các bước đo chiều dài, khối lượng và nhiệt độ? Câu 2 Thế nào là sự nóng chảy sự đông đặc sự bay hơi và sự ngưng tụ? Câu 3 Em hãy cho biết tầm quan trọng của khí oxigen đối với sự sống và sự cháy? Nêu thành phần và vai trò của không khí? Câu 4 Trình bày tính chất và ứng dụng của một số vật liệu thông dụng trong cuộc sống và sản xuất như kim loại, nhựa gỗ, cao su, gốm thủy tinh, ...? Câu 5 Cho biết vai trò của lương thực thực phẩm đối với con người. Câu 6 Nêu khái niệm hỗn hợp, chất tinh khiết và phân biệt hỗn hợp đồng nhất hỗn hợp không đồng nhất. Xác định chất tan, dung môi 3 loại dung dịch khác nhau. Câu 7 Phân biệt sinh vật đơn bào và sinh vật đa bào. Câu 8 Trình bày chức năng của màng sinh chất, tế bào chất và tế bào nhân sơ So sánh cấu tạo của tế bào động vật và tế bào động thực vật. Câu 9 Nêu khái niệm mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể và lấy vì dụ minh họa.

Lời giải 1 :

Câu 1 :

   Các bước đo chiều dài : 

B1:Ước lượng chiều dài của vận cần đo.

B2:Chọn thước đo có GHĐ và ĐCNN phù hợp.

B3:Đặt thước đo đúng cách.

B4:Đặt mắt vuông góc với thước , đọc gí trị chiều dài của vật cần đo theo giá trị của vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.

 Các bước đo khối lượng : 

B1:Ước lượng khối lượng vật cần đo.

B2:Chọn cân có GHĐ và ĐCNN phù hợp.

B3:Hiệu chỉnh cân đúng cách trước khi đo.

B4:Đặt vật lên cân hoặc treo vật vào móc cân

B5:Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo theo vạch chia gần nhất với đầu kim của cân

    Các bước đo thời gian : 

B1:Ước lượng khoảng thời gian đo phù hợp

B2:Chọn đồng hồ phù hợp

B3:Hiệu chỉnh đồng hồ đúng cách trước khi đo.

B4:Thực hiện đo thời gian bằng đồng hồ.

B5:Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo.

    Các bước đo nhiệt độ : 

B1:Ước lượng nhiệt đọ của vật cần đo.

B2:Chọn nhiệt kế phù hợp

B3:Hiệu chỉnh nhiệt kế đúng cách trước khi đo.

B4:Thực hiện phép đo.

B5:Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo .

Câu 2 : 

- Sự nóng chảy : là quá tình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của chất .

- Sự đông đặc : là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn của chất .

- Sự bay hơi : là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể hơi của chất .

- Sự ngưng tụ : là quá trình chuyển từ thể khí (hơi) sang thể lỏng của chất . 

 Câu 3 :

  Oxygen có vai trò quan trọng giúp duy trì sự sống và sự cháy . Không có oxygen con người không thể thực hiện quá trình hô hấp , tồn tại và phát triển .Oxygen cần cho quá trình đốt cháy nhiên liệu phục vụ cho đời sống con người .

Câu 5 : 

 - Thực phẩm ( thức ăn ) là sản phẩm chứa : chất bột ( carbonhydrate) , chất béo (lipid) , chất đạm ( protein) ,... mà con người có thể ăn hay uống nhằm cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể .

- Con người cần dinh dưỡng để nuôi dưỡng các tế bào để cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của con người . 

Câu 6 : 

- Hỗn hợp : được tạo ra khi hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau . 

- Chất tinh khiết : ( chất nguyên chất ) được tạo ra từ một chất duy nhất . 

   Phân biệt hỗn hợp đồng nhất và hỗn hợp không đồng nhất : 

- Hỗn hợp đồng nhất là hỗn hợp có thành phần giống nhau tại mọi vị trí trong toàn bộ hỗn hợp. 

- Hỗn hợp không đồng nhất là hỗn hợp có thành phần không giống nhau trong toàn bộ hỗn hợp.

1. Dung dịch đường 

Dung môi : nước

Chất tan : đường 

2. Dung dịch sữa

Dung môi : nước 

Chất tan : sữa bột 

3. Dung dịch nước muối 

Dung môi : nước 

Chất tan : muối ăn 

Câu 7 :

  Phân biệt sinh vật đơn bào và sinh vật đa bào :

 Sinh vật đơn bào :

 Gồm một tế bào thực hiện các chức năng của cơ thể sống .

 Gồm duy nhất một loại tế bào

 Thuộc tế bào nhân sơ

  Sinh vật đa bào :

 Gồm nhiều tế bào , mỗi tế bào thực hiện các chức năng khác nhau trong cơ thể .

 Cấu tạo từ nhiều loại tế bào . 

 Thuộc tế bào nhân thực . 

Câu 8 : 

Chức năng :

Màng sinh chất : Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào .

Tế bào chất : Là nơi diễn ra các hoạt động sống của của tế bào .

Tế bào nhân sơ : là nơi thực hiện quá trình hô hấp tế bào phân giải chất hữu cơ tạo thành carbon dioxide , nước , đồng thời giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể. 

- Giống nhau :

+Đều là tế bào nhân thực hiện .

+Tế bào đều được cấu tạo bởi 3 thành phần cơ bản là : Màng sinh chất, tế bào chất và nhân. 

- Khác nhau :

Tế bào thực vật :

+Có thành xenlulozo bao quanh màng sinh chất

+Có lục lạp

+Chất dự trữ là tinh bột, dầu 

Tế bào động vật :

+Không có thành xenlulozo bao quanh màng sinh chất

+Không có lục lạp

+Chất dự trữ là glicogen, mỡ

Câu 9 :

 Mô : tập hợp nhóm tế bào giống nhau về hình dạng và cùng thực hiện một chức năng nhất định .

VD : mô biểu bì , mô cơ bản , mô thần kinh , mô liên kết , mô cơ ,...

Cơ quan : tập hợp của nhiều mô cùng thực hiện một chức năng trong cơ thể .

VD : rễ , thân , lá , cây , hoa , dạ dày , ruột , gan , tim , phổi ,... 

Hệ cơ quan : tập hợp một số cơ quan cùng hoạt động để thực hiện một chức năng nhất định .

VD : hệ chồi , hệ rễ , hệ vận động ( cơ , xương ) ; hệ tuần hoàn (tim , mạch máu , máu ) ; hệ hô hấp ( mũi , hầu , thanh quản, khí quản , phế quản và phổi ) ,...

Cơ thể : tập hợp nhiều các cơ quan và hệ cơ quan khác nhau có cấu tạo và chức năng khác nhau.

Lời giải 2 :

Đo chiều dài:

B1:Ước lượng chiều dài của vận cần đo.

B2:Chọn thước đo có GHĐ và ĐCNN phù hợp.

B3:Đặt thước đo đúng cách.

B4:Đặt mắt vuông góc với thước , đọc gí trị chiều dài của vật cần đo theo giá trị của vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.

Đo khối lượng

B1:Ước lượng khối lượng vật cần đo.

B2:Chọn cân có GHĐ và ĐCNN phù hợp.

B3:Hiệu chỉnh cân đúng cách trước khi đo.

B4:Đặt vật lên cân hoặc treo vật vào móc cân

B5:Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo theo vạch chia gần nhất với đầu kim của cân

Đo thời gian

B1:Ước lượng khoảng thời gian đo phù hợp

B2:Chọn đồng hồ phù hợp

B3:Hiệu chỉnh đồng hồ đúng cách trước khi đo.

B4:Thực hiện đo thời gian bằng đồng hồ.

B5:Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo.

Đo nhiệt độ

B1:Ước lượng nhiệt đọ của vật cần đo.

B2:Chọn nhiệt kế phù hợp

B3:Hiệu chỉnh nhiệt kế đúng cách trước khi đo.

B4:Thực hiện phép đo.

B5:Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo 

Bạn có biết?

Hãy học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều này sẽ giúp bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất. Chúc bạn học tốt!

Nguồn :

timviec365.vn

Tâm sự lớp 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, chúng ta được sống lại những kỷ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới. Hãy tận dụng cơ hội này để làm quen và hòa nhập thật tốt!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Loi Giai SGK